Đề bài
Hoàn thành mục III - Vận dụng
Lời giải chi tiết
III - VẬN DỤNG
C4:
Nguyên tắc để làm tăng, giảm áp suất là: tăng, giảm độ lớn áp lực hoặc giảm, tăng bề mặt bị ép.
Ví dụ : Lưỡi dao càng mỏng thì dao càng sắc, vì dưới tác dụng của cùng một áp lực, nếu diện tích bị ép càng nhỏ (lưỡi dao mỏng) thì tác dụng của áp lực càng lớn (dao càng dễ cắt gọt các vật).
C5:
Áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang là: \({p_1} = \displaystyle{{{F_1}} \over {{S_1}}} = {{340000} \over {1,5}} = 226666,67\left( {N/{m^2}} \right)\)
Áp suất của ôtô lên mặt đường nằm ngang là: \({p_2} = \displaystyle{{{F_2}} \over {{S_2}}} = {\rm{ }}{{20000} \over {0,025}} = 800000\left( {N/{m^2}} \right)\)
Vậy áp suất của xe tăng lên mặt đường nằm ngang nhỏ hơn áp suất của ô tô lên mặt đường.
Trả lời câu hỏi ở phần đầu của bài: Máy kéo nặng nề hơn ô tô lại chạy được trên nền đất mềm là do máy kéo dùng xích có bản rộng nên áp suất gây ra bởi trọng lượng của máy kéo nhỏ. Còn ô tô dùng bánh (diện tích bị ép nhỏ), nên áp suất gây bởi trọng lượng của ô tô lớn hơn.
Ghi nhớ:
Áp lực là lực ép có phương vuông góc với mặt bị ép.
Áp suất được tính bằng công thức \(p=\dfrac{F}{S}\)
Đơn vị của áp suất paxcan (Pa): \(1 Pa = 1 N/m^2\)
Bài 7. Phòng chống bạo lực gia đình
Chương II. Một số hợp chất thông dụng
Unit 7. Teens
CHƯƠNG IX: THẦN KINH VÀ GIÁC QUAN
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Khoa học tự nhiên lớp 8