Mục III - Phần A - Trang 49, 50 Vở bài tập Vật lí 8

Đề bài

Hoàn thành mục III - Vận dụng

 

 

Lời giải chi tiết

III - VẬN DỤNG

C4:

Khi kéo nước từ dưới giếng lên, ta thấy gàu nước khi còn ngập dưới nước nhẹ hơn khi đã lên khỏi mặt nước vì gàu nước chìm trong nước bị nước tác dụng một lực đẩy Ác – si – mét hướng từ dưới lên, lực này có độ lớn bằng trọng lượng của phần nước bị gàu chiếm chỗ. Còn trong không khí, mặc dù vẫn có lực đẩy Ácsimet của không khí tác dụng vào gầu nhưng nhỏ hơn lực tác dụng của nước rất nhiều.

C5:

Một thỏi nhôm và một thỏi thép có thể tích bằng nhau, cùng được nhúng chìm vào nước. Hai thỏi chịu tác dụng của lực đẩy Ác-si-mét bằng nhau  lực đẩy Ác – si – mét phụ thuộc vào trọng lượng riêng của nước và thể tích của phần nước bị mỗi thỏi chiếm chỗ.

C6:

Hai thỏi đồng có thể tích bằng nhau, một thỏi được nhúng chìm vào trong nước, một thỏi được nhúng chìm vào dầu. Hai thỏi chịu lực đẩy Ác si mét khác nhau vì 

Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên thỏi đồng nhúng vào nước: FAn = dn.V

Lực đẩy Ác-si-mét tác dụng lên thỏi đồng nhúng vào dầu:  FAd = dd.V

Do trọng lượng riêng của nước lớn hơn trọng lượng riêng của dầu: d> dd => FAn  > FAd.

C7*:

Phương án thí nghiệm dùng cân vẽ ở hình 10.4 thay cho lực kế để kiểm tra dự đoán về độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét.

Ta có thể dùng cân để kiểm tra dự đoán về độ lớn của lực đẩy Ác-si-mét như hình sau:

 

Bước 1: Dùng cân để cân một vật nặng nhỏ không thấm nước treo dưới một cốc A đặt trên đĩa cân.

Khối lượng vật và cốc (đĩa bên trái) bằng đúng trọng lượng của các quả cân (đĩa bên phải).

Bước 2: Vật vẫn treo trên cân nhưng được nhúng hoàn toàn vào một bình tràn B chứa đầy nước, khi đó một phần nước trong bình tràn chảy ra cốc C và cân bị lệch về phía các quả cân.

Bước 3: Vẫn giữ nguyên vật trong bình tràn đồng thời đổ nước từ cốc C vào cốc A trên đĩa cân thấy cân trở lại cân bằng.

Như vậy, lực đẩy Ácsimet có độ lớn bằng trọng lượng của phần nước bị chiếm chỗ.

Ghi nhớ:

- Một vật nhúng vào chất lỏng bị chất lỏng đó đẩy thẳng đứng từ dưới lên với lực có độ lớn bằng trọng lượng của phần chất lỏng mà vật chiếm chỗ. Lực này gọi là lực đẩy Ác-si-mét.

- Công thức tính lực đẩy Ác si mét: F= d.V

trong đó: d là trọng lực riêng của chất lỏng, V là thể tích của phần chất lỏng bị chiếm chỗ.

 

 
Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved