III - VẬN DỤNG
C6.
Biết P = dV.V (trong đó dV là trọng lượng riêng của chất làm vật, V là thể tích của vật) và FA = dl.V (trong đó dl là trọng lượng riêng của chất lỏng). Một khối đặc nhúng ngập vào trong chất lỏng thì:
- Vật sẽ chìm xuống khi : dV > dl
- Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi: dV = dl
- Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi: dV < dl
Lời giải chi tiết:
Biết P = dV.V (trong đó dV là trọng lượng riêng của chất làm vật, V là thể tích của vật) và FA = dl.V (trong đó dl là trọng lượng riêng của chất lỏng). Một khối đặc nhúng ngập vào trong chất lỏng thì:
- Vật sẽ chìm xuống khi : dV > dl
- Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi: dV = dl
- Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi: dV < dl
Chứng minh:
Ta có trọng lượng của vật được tính bằng công thức P = dV.V và lực đẩy Ác – si - mét được tính bằng công thức: FA = dl.V
Theo tính chất của vật nổi hay chìm trong chất lỏng ta có:
+ Vật sẽ chìm xuống khi : P > FA → dV > dl (đpcm)
+ Vật sẽ lơ lửng trong chất lỏng khi : P = FA → dV = dl (đpcm)
+ Vật sẽ nổi lên mặt chất lỏng khi : P < FA → dV < dl (đpcm)
C7.
Con tàu bằng thép nặng hơn hòn bi bằng thép lại nổi, còn hòn bi bằng thép lại chìm vì ....
Lời giải chi tiết:
Con tàu bằng thép nặng hơn hòn bi bằng thép lại nổi, còn hòn bi bằng thép lại chìm vì hòn bi làm bằng thép có trọng lượng riêng lớn hơn trọng lượng riêng của nước nên bị chìm. Tàu làm bằng thép, nhưng người ta thiết kế sao cho có các khoảng trống để trọng lượng riêng của cả con tàu nhỏ hơn trọng lượng riêng của nước, nên con tàu có thể nổi trên mặt nước.
C8.
Thả một hòn bi thép vào thủy ngân thì bi sẽ nổi vì ....
Lời giải chi tiết:
Thả một hòn bi thép vào thủy ngân thì bi sẽ nổi vì trọng lượng riêng của thép nhỏ hơn trọng lượng riêng của thủy ngân.
C9.
Hãy chọn dấu "="; "<"; ">" thích hợp cho các ô trống
Lời giải chi tiết:
Hãy chọn dấu "="; "<"; ">" thích hợp cho các ô trống
FAM = FAN
FAM < PM
FAN = PN
PM > PN.
Ghi nhớ:
- Nếu ta thả một vật ở trong lòng chất lỏng thì
Vật chìm xuống khi lực đẩy Ác si mét FA nhỏ hơn trọng lượng P: FA < P
Vật nổi lên khi : FA > P
Vật lơ lửng trong chất lỏng khi: FA = P
- Khi vật nổi lên trên mặt chất lỏng thì lực đẩy Ác – si – mét FA = d. V, trong đó V là thể tích của phần vật chìm trong chất lỏng, (không phải thể tích của vật), d là trọng lượng riêng của chất lỏng.
CHƯƠNG II: VẬN ĐỘNG
Chủ đề 6. Tiếng hát ước mơ
Bài 4. Bảo vệ lẽ phải
Unit 6. Life on other planets
Chủ đề 4. Rèn luyện bản thân