II - RƠLE ĐIỆN TỪ
1. Cấu tạo và hoạt động của rơle điện tử
C1.
Khi đóng công tắc K thì động cơ M làm việc vì............
Lời giải chi tiết:
Khi đóng công tắc K thì động cơ M làm việc vì khi trong mạch 1 có dòng điện thì nam châm điện hút thanh sắt và đóng mạch điện 2. Khi đó có dòng điện qua động cơ M nên động cơ làm việc.
2. Ví dụ về ứng dụng của rơle điện từ: chuông báo động
C2.
- Khi đóng cửa, chuông không kêu vì ..........
- Khi cửa bị hé mở, chuông kêu vì ............
Lời giải chi tiết:
- Khi đóng cửa, chuông không kêu vì mạch điện 1 kín, có dòng điện qua nam châm điện N, nên nam châm sẽ hút được miếng sắt non S → mạch điện 2 bị ngắt → chuông sẽ không kêu.
- Khi cửa bị hé mở, chuông kêu vì cửa mở đã làm mạch điện 1 hở, nam châm điện mất hết từ tính, sẽ nhả miếng sắt non làm miếng sắt rơi xuống và tự động đóng mạch điện 2 → có dòng điện chạy qua chuông làm chuông kêu.
III - VẬN DỤNG
C3.
Trong bệnh viện, làm thế nào mà bác sĩ có thể lấy mạt sắt nhỏ li ti ra khỏi mắt của bệnh nhân khi không sử dụng panh hoặc kìm? Bác sĩ có thể sử dụng nam châm được không ? Vì sao ?
Lời giải chi tiết:
Được. Vì khi đưa nam châm lại gần vị trí có mạt sắt, nam châm sẽ tự động hút mạt sắt ra khỏi mắt.
C4.
Khi cho dòng điện qua động cơ vượt quá mức cho phép...............
Lời giải chi tiết:
Khi cho dòng điện qua động cơ vượt quá mức cho phép, tác dụng từ của nam châm điện mạnh lên, thắng lực đàn hồi của lò xo và hút chặt lấy thanh sắt S làm cho mạch điện tự đóng ngắt
Đề thi vào 10 môn Văn Bình Phước
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Toán lớp 9
Tổng hợp 50 đề thi vào 10 môn Toán
Đề thi vào 10 môn Văn Kiên Giang
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 1 - Hóa học 9