IV - VẬN DỤNG
C10.
- Ôtô :
- Người lái xe :
- Người đứng bên đường :
- Cột điện :
Lời giải chi tiết:
- Ôtô : Đứng yên so với người lái xe; chuyển động so với người đứng bên đường và cột điện.
- Người lái xe : Đứng yên so với ôtô; chuyển động so với người bên đường và cột điện.
- Người đứng bên đường : Đứng yên so với cột điện; chuyển động so với ô tô và người lái xe.
- Cột điện : Đứng yên so với người đứng bên đường; chuyển động so với ô tô và người lái xe.
C11.
Có người nói: “Khi khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật không chuyển động so với vật mốc”. Theo em nói như thế đúng hay sai?
Lời giải chi tiết:
Có người nói: “Khi khoảng cách từ vật tới vật mốc không thay đổi thì vật không chuyển động so với vật mốc”. Theo em nói như thế cũng có thể đúng nhưng cũng có thể sai, tùy theo từng trường hợp:
- Trường hợp đúng: chẳng hạn tàu hỏa rời ga, nếu chọn ga làm vật mốc thì khoảng cách từ tàu hỏa đến ga thay đổi, ta nói tàu hỏa chuyển động so với ga.
- Trường hợp sai: chẳng hạn xét chuyển động của đầu kim đồng hồ quanh trục đồng hồ, mặc dù khoảng cách từ đầu kim đến trục không đổi nhưng theo thời gian vị trí của đầu kim so với trục đồng hồ thay đổi nên ta vẫn nói đầu kim chuyển động so với trục.
Ghi nhớ:
- Sự thay đổi vị trí của một vật theo thời gian so với vật khác gọi là chuyển động cơ học.
- Chuyển động và đứng yên có tính tương đối tùy thuộc vào vật được chọn làm mốc. Người ta thường chọn những vật gắn với Trái Đất làm vật mốc.
- Các dạng chuyển động cơ học thường gặp là chuyển động thẳng, chuyển động cong.
Chương II. Phần mềm học tập
PHẦN ĐẠI SỐ - VỞ BÀI TẬP TOÁN 8 TẬP 1
Chủ đề V. Điện
Tải 10 đề kiểm tra 1 tiết - Chương 10
Unit 3: At Home - Ở nhà