I. KHÁI NIỆM VỀ POLIME
1. Polime là những chất có phân tử khối rất lớn do nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên.
Polime được phân thành hai loại chính:
* Polime thiên nhiên (có sẵn trong tự nhiên): tinh bột, xenlulozơ, tơ tằm, cao su thiên nhiên...
* Polime tổng hợp (do con người tổng hợp): cao su buna, poli (vinyl clorua)...
2. Cấu tạo và tính chất của polime
- Phân tử polime được cấu tạo bởi nhiều mắt xích liên kết với nhau tạo nên
Thí dụ: Polieitlen có mắt xích là (-CH2-CH2-)
- Các mắt xích liên kết với nhau tạo thành mạch thẳng hoặc mạch nhánh
- Các polime thường là chất rắn, không bay hơi.
- Hầu hết các polime không tan trong nước hoặc các dung môi thông thường
III. ỨNG DỤNG CỦA POLIME
1. Chất dẻo là một loại vật liệu chế tạo từ polime và có tính dẻo
- Thành phần chủ yếu của chất dẻo là polime, có thể có một số chất khác như: chất hóa dẻo, chất độn, chất phụ gia
- Chất phụ gia: để tạo màu, tạo mùi, tăng độ bền đối với môi trường.
- Chất dẻo có nhiều ưu điểm nhẹ, bền, cách điện, cách nhiệt, dễ gia công,...
- Ngày nay chất dẻo đã thay thế kim loại, sành sứ, thủy tinh trong nhiều lĩnh vực
2. Tơ là những polime thiên nhiên hay tổng hợp có cấu tạo mạch thẳng và có thể kéo dài thành sợi
Tơ được phân thành: tơ thiên nhiên và tơ hóa học
- Tơ hóa học được sản xuất với số lượng rất lớn
3. Cao su là polime thiên nhiên hay tổng hợp có tính đàn hồi
- Cao su được phân thành cao su thiên nhiên và cao su tổng hợp
- Phổ biến trong cao su tổng hợp là cao su cao su buna
- Ưu điểm của cao su là tính đàn hồi, không thấm nước, không thấm khí,...
- Cao su được sử dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực
ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MỚI NHẤT CÓ LỜI GIẢI
Đề cương ôn tập lý thuyết & bài tập học kỳ 2
PHẦN HÌNH HỌC - TOÁN 9 TẬP 2
Bài 11. Các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố công nghiệp
Bài 10: Lý tưởng sống của thanh niên