I. NHỮNG NHU CẦU CỦA CÂY TRỒNG
1. Thành phần của thực vật: Nước chiếm 90%, chất khô còn lại khoảng 10%. Trong thành phần của chất khô có 99% là những nguyên tố C, H, O, N, K, Ca, P, Mg, S. Còn lại 1% là nguyên tố vi lượng như B, Cu, Zn, Fe, Mn.
2. Vai trò của các nguyên tố hóa học đối với thực vật
Các nguyên tố C, H, O là những nguyên tố cơ bản cấu tạo nên hợp chất gluxit của thực vật.
Phản ứng quang hợp của cây xanh:
- Nguyên tố N kích thích cây trồng phát triển mạnh.
- Nguyên tố P kích thích sự phát triển bộ rễ thực vật.
- Nguyên tố K giúp cây trồng tổng hợp nên chất diệp lục, kích thích cây trồng ra hoa và làm hạt.
- Nguyên tố S giúp cây trồng tổng hợp nên protein.
- Nguyên tố Ca, Mg cần cho thực vật sản sinh chất diệp lục cần thiết cho quá trình quang hợp
Các nguyên tố vi lượng (B, Cu, Zn, Fe, Mn) cần thiết cho sự phát triển của thực vật nếu dùng thừa hoặc thiếu sẽ ảnh hưởng tới sự phát triển của cây trồng.
II. NHỮNG PHÂN BÓN HÓA HỌC THƯỜNG DÙNG
1. Phân bón đơn : Thành phần chỉ có một trong ba nguyên tố dinh dưỡng N, P, K.
a) Một số phân đam thường dùng:
- Ure: có công thức hóa học CO(NH2)2 , tan trong nước, chứa 46% nitơ.
- Amoni nitrat có công thức hóa học NH4NO3, tan trong nước, chứa 35% nitơ.
- Amoni sunfat có công thức hóa học (NH4)2SO4, tan trong nước, chứa 21% nitơ.
b) Một số phân lân thường dùng:
- Photphat tự nhiên có công thức hóa học Ca3(PO4), không tan trong nước, tan chậm trong đất chua.
- Supephotphat:có công thức hóa học Ca(H2PO4)2, tan trong nước.
c) Một số phân kali thường dùng là kali clorua (KCl), kali sunfat (K2SO4)
2. Phân bón kép: Thành phần có 2 hoặc cả 3 nguyên tố dinh dưỡng N, P, K
Phân bón kép thường dùng là NPK là hỗn hợp {NH4NO3, (NH4)2HPO4 và KCl}.
3. Phân bón vi lượng: chứa một lượng nhỏ các nguyên tố như: bo, kẽm, mangan,…dưới dạng hợp chất
Đề thi học kì 1 mới nhất có lời giải
Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Ninh
Bài 23
Đề thi vào 10 môn Văn Hải Phòng
Đề thi vào 10 môn Toán Tuyên Quang