I. Nét chung về khu vực Đông Bắc Á
- Là khu vực rộng lớn và đông dân nhất thế giới, tài nguyên thiên nhiên phong phú.
- Trước 1939, đều bị thực dân nô dịch (trừ Nhật Bản). Sau 1945, tình hình khu vực có nhiều biến chuyển.
a) Chuyển biến về chính trị
- Tháng 10/1949, cách mạng Trung Quốc thắng lợi, nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa ra đời. Cuối thập niên 90, Hồng Kông và Ma Cao cũng trở về với Trung Quốc (trừ Đài Loan).
- Năm 1948, trong bối cảnh chiến tranh lạnh, bán đảo Triều Tiên đã bị chia cắt thành hai miền theo vĩ tuyến 38: Đại Hàn dân quốc ở phía Nam và CHDCND Triều Tiên ở phía Bắc.
Sau chiến tranh Triều Tiên (1950 – 1953), vĩ tuyến 38 vẫn là ranh giới phân chia hai nhà nước trên bán đảo.
Lễ kí kết Hiệp định đình chiến tại Bàn Môn Điếm (tháng 7/1953)
b) Biến đổi về kinh tế
- Sau khi thành lập, các nước và vùng lãnh thổ thuộc Đông Bắc Á bắt tay vào xây dựng và phát triển kinh tế:
+ Từ nửa sau thế kỷ XX, khu vực Đông Bắc Á tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân được cải thiện rõ rệt.
+ Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan trở thành những "con rồng kinh tế" của Đông Bắc Á.
+ Nhật Bản trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới.
+ Trung Quốc cuối thế kỷ XX đầu thế kỷ XXI có sự tăng trưởng nhanh và cao nhất thế giới.
+ Từ nửa sau thế kỷ XX, khu vực Đông Bắc Á tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, nên dự đoán “thế kỷ XXI là thế kỷ của châu Á”.
ND chính
Sơ đồ tư duy Đông Bắc Á
Đề kiểm tra 45 phút - Chương 1 – Hóa học 12
Bài 26. Cơ cấu ngành công nghiệp
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 9 – Hóa học 12
Bài 1. Việt Nam trên đường đổi mới và hội nhập
CHƯƠNG 6. KIM LOẠI KIỀM, KIM LOẠI KIỀM THỔ, NHÔM