Dàn ý
Dàn ý
1. Mở bài
– Giới thiệu về người bố: người thân yêu, ruột thịt, thành viên cực kỳ quan trọng trong gia đình.
– Bố thân yêu nuôi dưỡng, chăm sóc, dạy dỗ chúng ta trưởng thành.
2. Thân bài
a) Vài nét miêu tả người bố
– Bố em độ tuổi trung niên đã 40 tuổi.
– Thân hình to lớn, cân đối.
– Đôi mắt to sáng, nhìn rõ.
– Mái tóc có vài sợi tóc bạc
– Bố em làm công nhân trong nhà máy vì vậy công việc vất vả không có nhiều thời gian rảnh rỗi.
b) Tính cách
– Trong gia đình bố là người đàn ông có trách nhiệm, quan tâm chăm sóc các thành viên trong nhà. Những công việc nặng nhọc, khó khăn trong nhà bố đều thực hiện.
– Ngoài xã hội bố là con người nhiệt tình, tự giác tham gia vào công việc chung và không nề hà những công việc của tổ chức, cộng đồng.
– Trong công việc bố luôn là người có tính tự giác, nghiêm túc và cố gắng phấn đấu đạt kết quả cao nhất.
c) Vai trò
– Bố em là “trụ cột” chắc chắn cho cả gia đình những lúc khó khăn.
– Bố em là tấm gương lớn để em học tập và noi gương trưởng thành.
d) Kỉ niệm với bố
– Một lần em cãi lời bố để đi đá bóng với lũ bạn khi trời mưa to.
– Sau trận đá bóng, em bị sốt cao liên tục phải nghỉ học.
– Bố là người túc trực hạ sốt và theo dõi trong suốt đêm đó.
– Nhìn bố thật vất vả, em thấy mình thật có lỗi muốn thốt lên câu xin lỗi nhưng không thành lời.
– Sau đêm đó em tự dặn lòng sẽ luôn nghe lời bố.
– Kỉ niệm với bố thật xúc động, tình cha con thật thiêng liêng đáng quý trọng.
3. Kết bài
– Bố là người luôn thương yêu chăm sóc cả gia đình, là tấm gương sáng cho em học hỏi.
– Là một học sinh còn ngồi trên ghế nhà trường em sẽ cố gắng học tập để đền đáp lại những kì vọng tình cảm mà bố gửi gắm.
Bài mẫu
Bài mẫu
Bài tham khảo số 1
Có lẽ, ít người cha trên đời này thương yêu con như cha tôi. Mẹ tôi mất từ lúc tôi lên hai, cha nuôi tôi từ thủa ấy. Người dùng chiếc xe xích lô kiếm sống, cũng là chiếc nôi chở tôi đi khắp nẻo đường thành phố. Tôi lớn lên trong sự nhọc nhằn, thức khuya dậy sớm, nai lưng đạp xích lô của cha.
Cha hay kể về mẹ bằng những lời ngọt ngào. Cha kể đến mức tôi thuộc lòng hình ảnh mẹ. Hễ nhắm mắt là lại thấy mẹ hiện lên, khuôn mặt đôn hậu, hai mắt mở to nhìn tôi. Cha bảo, mẹ có nụ cười đầm ấm dễ thương. “Mẹ Thu của con đã cứu cha thoát chết bởi một trận sốt rét ác liệt. Hàng tháng trời cha nằm ở trạm giao liên. Mẹ lặn lội khắp rừng tìm lá thuốc nam sắc cho cha uống. Mẹ xuống bìa rừng bắt giun, dùng lá chè xanh chuốt sạch nhớt bắt cha uống. Sau khi thoát chết là đói. Đói đến nỗi tóc và lông mày rụng hết, cha phải dùng cả hai tay mới bò nổi từng bước. Mẹ lại lần đến những bản xa xôi của những người cùi, xin bắp về nấu cháo, bón cho cha từng thìa”.
Tôi thương cha hàng ngày phải làm thay phần việc của mẹ. Lo từng mớ rau, quả cà và cả việc vá may. Nghề đạp xích lô không ai lạ gì. Phải dậy thật sớm đón khách đi chợ, đón người từ ga tàu về. Nhiều hôm, phố xóm đã cơm nước ngồi xem ti vi, cha mới lạch cạch đạp chiếc xe cà khổ về nhà. Cha hì hục lau chùi, rồi dùng sắt khóa vào chân giường cha nằm. Cha bảo đó là con ngựa chiến nuôi sống gia đình mình.
Tôi thương cha nên sớm thành cô gái ngoan. Tôi muốn đỡ phần bếp núc, quét dọn nhà cửa. Căn nhà của cha con tôi là một tổ ấm nho nhỏ. Một lần tôi nghe một cô gái trạc tuổi tôi nói như hét vào nhà:
– Xích lô! Đi ga nhé!
Tôi buồn rầu hỏi cha:
– Có nghề gì tốt hơn đạp xích lô không cha? Bốc vác, bơm xe…
Nghĩ ngợi một lát, cha tôi cười:
– Con hiểu cho cha, cha đi lính từ năm mười bảy, lúc chưa kịp rời ghế nhà trường nên chẳng biết nghề ngỗng gì. Với lại, con ạ, chiếc xích lô này sẽ đưa con vào trường đại học. Rồi cha kể cho tôi nghe sự phong phú của “binh chủng” xích lô. Người mù chữ có, người có bằng cấp có, lính có, quan có… Có chàng ban ngày lên bục giảng, đêm đến cùng “con ngựa chiến” ra đi…
Những hôm vắng khách, cha bảo tôi lên xe ngồi và cha con tôi rong ruổi khắp phố phường. Bạn bè tôi thích cuộc sống đạm bạc của cha con tôi. Các cậu ấy nói cùng cha:
– Bác ạ, con gái bác sẽ vào đại học bằng “chú ngựa sắt” của bác, rồi bác sẽ đỡ khổ.
Tôi muốn kiếm sống bằng một nghề, đỡ đần cho cha, chắc mẹ tôi dưới suối vàng cũng ngậm vui.
Nguồn: Sưu tầm
Xem thêm các bài tham khảo khác tại đây:
Bài tham khảo số 3
Bài tham khảo số 4
Bài tham khảo số 5
Bài tham khảo số 6
Bài tham khảo số 7
Bài tham khảo số 8
Tải 10 đề kiểm tra 1 tiết - Chương 1
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều tập 2
Bài 28
Chủ đề 1. Khám phá một số đặc điểm của bản thân
Bài 5. Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8