Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Nhân vật Nhĩ trong truyện ở vào một hoàn cảnh đặc biệt: căn bệnh hiểm nghèo khiến Nhĩ hầu như bị liệt toàn thân, không thể tự mình di chuyển dù chỉ nhích nửa người trên giường bệnh. Tất cả mọi sinh hoạt của anh đều phải nhờ vào sự giúp đỡ của người khác, mà chủ yếu là Liên, vợ anh. Trong văn học đã có không ít tác phẩm đặt nhân vật vào cảnh hiểm nghèo, giáp ranh giữa sự sống và cái chết nhưng thường thì các tác giả hay khai thác tình huống ấy để nói về khát vọng sống và sức sống mạnh mẽ của con người, hay về lòng nhân ái, sự hi sinh cao thượng, chẳng hạn như truyện Tình yêu cuộc sống của Giắc lăn- đơn, Chiếc lá cuối cùng của Ô hen ri. Nhưng truyện ngắn của Nguyền Minh Châu không khai thác theo hướng đó, mà lại tạo nên một tình huống nghịch lí để chiêm nghiệm một triết lí về đời người.
Tình huống của truyện là ở cái điều rất trớ trêu, nghịch lí: Nhĩ làm một công việc đã cho anh có điều kiện đi đến hầu hết khắp mọi nơi trên thế giới “suốt đời Nhĩ đã từng đi tới không sót một xó xỉnh nào trên trái đất”, và chắc hẳn cuộc đời anh là dành cho những chuyến đi liên tiếp đến mọi chân trời xa lạ. Ấy thế mà cuối đời, căn bệnh quái ác buộc anh vào giường bệnh và hành hạ như thế hàng năm trời. Vào cái buổi sáng hôm ấy, khi Nhĩ muốn nhích người đến bên cửa sổ, thì việc ấy với anh khó khăn như phải đi hết cả một vòng Trái đất, và phải nhờ vào sự giúp đỡ của bọn trẻ con hàng xóm. Tình huống nghịch lí ấy lại dẫn đến một tình huống thứ hai trong truyện, cũng đầy tính nghịch lí. Khi Nhĩ đã phát hiện thấy vẻ đẹp lạ lùng của cái bãi bồi bên kia sông, ngay phía trước cửa sổ nhà anh, nhưng anh biết rằng sẽ không hao giờ có thể đặt chân lên mảnh đất ấy, dù nó ở rất gần anh. Nhĩ đã nhờ cậu con trai thực hiện giúp mình cái khao khát đó. Nhưng rồi cậu ta lại sa vào một đám chơi cờ trên hè phố và có thể lỡ chuyến đò ngang duy nhất trong ngày.
Tạo ra một chuỗi những tình huống nghịch lí như trên, tác giả muốn lưu ý người đọc đến một nhận thức về cuộc đời: cuộc sống và số phận con người chứa đầy những điều bất thường, nhưng nghịch lí, ngẫu nhiên, vượt ra ngoài những dự định và ước muốn, cả những hiểu biết và toan tính của người ta. Nhiều truyện ngắn khác của Nguyễn Minh Châu trong giai đoạn này cũng đều hướng tới những phát hiện tương tự như thế (Chiếc thuyền ngoài xa, Hương và Phai, Người đàn bà tốt bụng). Nhưng ý nghĩa của tình huống nghịch lí, truyện Bến quê còn mở ra một nội dung triết lí mang tính tổng kết những trải nghiệm của cả đời người, qua những suy ngẫm của nhân vật Nhĩ “con người ta trên đường đời thật khó tránh được những cái điều vòng vèo hoặc chùng chình” và sự giàu có lẫn mọi vẻ đẹp rất gần gũi như cái bãi bồi bên kia sông hay người vợ tần tảo, giàu tình yêu và đức hi sinh thì phải đến lúc sắp giã biệt cuộc đời, Nhĩ mới cảm nhận thấm thía được.
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG
Đề thi vào 10 môn Văn Đồng Nai
CHƯƠNG III. ADN VÀ GEN
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 - Sinh 9
CHƯƠNG I. MẠNG MÁY TÍNH VÀ INTERNET