Câu 1
Thảo luận về các bước thực hiện tranh biện và xác định các biểu hiện của tư duy phản biện ở mỗi bước.
Phương pháp giải:
+ Các bước thực hiện tranh biện gồm những gì ? Theo quy trình nào ?
+ Mỗi bước đó được xác định bởi những biểu hiện như thế nào trong tư duy ?
Lời giải chi tiết:
Bước 1: Tìm hiểu vấn đề cần tranh biện: Có chủ đề là gì ? Liên quan đến những lĩnh vực nào trong cuộc sống ? Từ khóa của vấn đề cần tranh biện đó là gì ?
Bước 2: Xác định các luận điểm, tìm ra các dẫn chứng phù hợp cho từng luận điểm: Đưa ra những luận điểm logic, khoa học, rõ ràng để chứng minh cho vấn đề cần tranh biện; đồng thời, ở mỗi luận điểm có những dẫn chứng đáng tin cậy, dễ hiểu để chứng minh cho luận điểm đó.
Bước 3: Sắp xếp và cân bằng các câu tranh biện: Các câu tranh biện cần được sắp xếp có logic, hỗ trợ nhau trong quá trình tranh biện.
Bước 4: Thuyết trình: Có thái độ, cách thuyết trình tự tin, chủ động, kết hợp hài hòa giữa ngôn ngữ cơ thể với ngôn ngữ nói, tạo ra những tương tác với người nghe trong quá trình thuyết trình.
Bước 5: Bảo vệ ý kiến cá nhân, đồng thời biết lắng nghe, tiếp thu ý kiến người khác.
Bước 6: Trả lời các câu hỏi chất vấn: trả lời rõ ràng, rành mạch, kết hợp với việc bảo vệ vấn đề mà mình đang tranh biện.
Câu 2
Thực hành tranh biện về nhận định sau dựa vào các bước hướng dẫn trên:
Phương pháp giải:
+ Chủ đề tranh biện trong nhận định là gì ?
+ Nhận định ấy có đúng và hợp lý hay không ?
+ Em đồng ý hay phản đối nhận định đó ?
Lời giải chi tiết:
+ Vấn đề tranh biện: Học Đại học là con đường tốt nhất để vào đời+ Nhận định trên vừa có ý đúng, vừa có ý chưa hợp lý:
Mỗi người sinh ra trong một hoàn cảnh, điều kiện khác nhau. Có người được sống trong môi trường đầy đủ về vật chất và tinh thần, được học tập ở một môi trường tốt, tuy nhiên có người lại sống trong một môi trường thiếu thốn và bố mẹ họ không đủ năng lực để họ tiếp tục con đường học vấn của họ.
Tuy nhiên, cuộc đời lại có nhiều con đường, nhiều cách lựa chọn để chúng ta chinh phục khó khăn và đạt được thành công. Có nhiều người sẽ lựa chọn vào đời sớm, đi làm sớm mà không học học đại học, có người lại nghĩ đại học mới là chân ái của cuộc đời mình…
Đại học chỉ là một hướng đi dễ dàng hơn, đỡ mệt nhọc hơn về thể lực trong quá trình chinh phục thành công. Nhưng đi làm sớm, vào đời sớm lại giúp chúng ta có thêm kinh nghiệm, cách ứng xử linh hoạt với mọi vấn đề xảy ra trong cuộc sống.
Mỗi con đường, mỗi sự lựa chọn đều có ý nghĩa riêng, nhưng cũng có những tác hại riêng. Vì vậy Đại học không hẳn là con đường tốt nhất để vào đời, nhưng nếu không học Đại học bạn cũng sẽ dễ bị tụt hậu nếu không tích cực học hỏi mọi điều trong cuộc sống.
Câu 3
Chia sẻ với các bạn, thầy cô và người thân về những tình huống em rèn luyện phát triển tư duy phản biện.
Phương pháp giải:
+ Tình huống em rèn luyện tư duy phản biện xảy ra trong bối cảnh, thười gia nào ? Nhân vật gồm những ai ?
+ Em thể hiện tư duy phản biện của mình như nào trước tình huống đó ?
Lời giải chi tiết:
Giờ sinh hoạt, cô giáo có đề xuất bạn Tuấn sẽ đảm nhận chức vụ lớp trưởng trong học kỳ mới. Tuy nhiên, dựa trên quan sát tổng thể, em và các bạn cảm thấy Tuấn chưa thực sự đủ năng lực để đảm nhận vai trò, vị trí này. Bạn chưa chăm chỉ trong học tập, đôi khi không chấp hành quy định lớp học, chưa biết lắng nghe ý kiến, góp ý từ các bạn khác.
Chính những quan sát, đánh giá này được coi là một tư duy phản biện, lúc đó em cũng như các bạn đã đưa ra lý lẽ , việc làm cụ thể mà mình quan sát được ở bạn Tuấn.
Câu 4
Chia sẻ về sự thay đổi của bản thân trong quá trình rèn luyện.
Phương pháp giải:
+ Trong quá trình học tập và làm việc, em đã làm gì để rèn luyện tư duy phản biện ?
+ Trước khó khăn, thử thách, những câu hỏi khó em có tư duy như nào ?
+ Em đã thay đổi như nào trong quá trình rèn luyện đó ?
Lời giải chi tiết:
Sự thay đổi của bản thân trong quá trình rèn luyện:
+ Sống chủ động, tích cực hơn trong mọi việc
+ Thể hiện cảm xúc, suy nghĩ, đánh giá của mình trước một việc nào đó.
+ Tự tin thể hiện quan điểm cá nhân một cách khách quan nhất.
Chương I: Mở đầu
Chủ đề 6: Hành động vì môi trường
Chữ bầu lên nhà thơ
Chương 6. Tốc độ phản ứng
CHƯƠNG IV. PHẢN ỨNG OXI HÓA- KHỬ