Bài 1
Một bình hình trụ tròn có chiều cao 8cm và đường kính 20cm. Một học sinh đặt mắt nhìn vào trong bình sao cho thành bình vừa vặn che khuất hết đáy (hình 51.1 SGK). Khi đổ nước vào khoảng xấp xỉ 3/4 bình thì bạn đó vừa vặn nhìn thấy tâm O của đáy. Hãy vẽ tia sáng từ tâm O của đáy bình truyền tới mắt.
Phương pháp giải:
a. Vẽ mặt cắt dọc của bình theo đúng tỉ lệ. Sau đó vẽ tia sáng từ mép của đáy bình đến mắt.
b. Vẽ đường thẳng biểu diễn mặt nước sau khi đổ nước vào bình. Xác định vị trí của điểm tới trên mặt nước, biết rằng tia ló ra ngoài không khí vẫn truyền theo hướng cũ. Cuối cùng, vẽ tia sáng truyền từ tâm O của đáy bình đến mặt nước, và từ mặt nước đến mắt.
Lời giải chi tiết:
- Bước 1: Vẽ đường thẳng PQ biểu diễn mặt nước sau khi đổ nước vào . Đường PQ này cắt tia sáng BM đi từ mép của đáy bình đến mắt tại I.
- Bước 2: Nối OI : OI là tia tới, tia OI bị khúc xạ tại I theo phương IM.
=> Đường đi của tia sáng từ O đến mắt là OIM
- Tia sáng từ tâm O của đáy bình truyền tới mắt:
Bài 2
Một vật sáng AB có dạng mũi tên được đặt vuông góc với trục chính của thấu kính hội tụ, cách thấu kính 16 cm, A nằm trên trục chính. Thấu kính có tiêu cự 12 cm.
a) Hãy vẽ ảnh của vật AB theo đúng tỉ lệ.
b) Hãy đo chiều cao của ảnh và của vật trên hình vẽ và tính xem ảnh cao gấp bao nhiêu lần vật ?
Phương pháp giải:
a. Chọn một tỉ lệ xích thích hợp trên trục chính.
b. Dùng 2 trong 3 tia đặc biệt để dựng ảnh.
- Đường truyền của ba tia sáng đặc biệt qua thấu kính hội tụ:
+ Tia tới đến quang tâm O thì tia ló tiếp tục truyền thẳng theo phương của tia tới.
+ Tia tới song song với trục chính thì tia ló qua tiêu điểm.
+ Tia tới qua tiêu điểm thì tia ló song song với trục chính.
Lời giải chi tiết:
a) Vẽ ảnh của AB.
b)
- Với hình vẽ trên ta đo được chiều cao của vật \(AB = 10mm\), chiều cao của ảnh \(A'B' = 30mm\)
=> A'B' = 3AB.
- Dựa vào hình để tính xem chiều cao của vật gấp mấy lần chiều cao của ảnh.
\(OA = 16cm\).
\(OF = OF' = 12cm\).
Ta có: \(\Delta OAB \sim \Delta OA'B' \\\Rightarrow \displaystyle{{AB} \over {A'B'}} = {{OA} \over {OA'}}\) (1)
Lại có: \(\Delta {\rm{OIF}} \sim \Delta A'B'F' \\\Rightarrow \displaystyle{{OI} \over {A'B'}} = {{OF'} \over {A'F'}}\) (2)
Mà: OI = AB (3)
Từ (1), (2) và (3) suy ra:
\(\displaystyle{{OA} \over {OA'}} = {{{\rm{OF}}'} \over {A'F'}} \\\Leftrightarrow \displaystyle{{OA} \over {OA'}} = {{{\rm{OF}}'} \over {OA' - O'F'}} \\\Leftrightarrow \displaystyle{{16} \over {OA'}} = {{12} \over {OA' - 12}}\)
\(\Rightarrow OA' = 48cm\)
Thay vào (1) ta có : \(\displaystyle{{AB} \over {A'B'}} = {{OA} \over {OA'}} = {{16} \over {48}} = {1 \over 3} \Rightarrow A'B' = 3AB\)
Vậy ảnh cao gấp 3 lần vật.
Bài 3
Hòa bị cận thị có điểm cực viễn Cv nằm cách mắt 40 cm. Bình cũng bị cận thị có điểm cực viễn Cv nằm cách mắt 60 cm.
a) Ai cận thị nặng hơn ?
b) Hòa và Bình đều phải đeo kính để khắc phục tật cận thị. Kính được đeo sát mắt. Đó là thấu kính loại gì ? Kính của ai có tiêu cự ngắn hơn ?
Phương pháp giải:
Mắt cận nhìn rõ những vật ở gần, nhưng không nhìn rõ những vật ở xa.
Kính cận là thấu kính phân kì. Người cận thị phải đeo kính để có thể nhìn rõ những vật ở xa mắt. Kính cận thích hợp có tiêu điểm F trùng với điểm cực viễn Cv của mắt.
Lời giải chi tiết:
a) Ta có: Cv1 = 40cm; Cv2 = 60cm
Do Cv1 < Cv2 => Hòa bị cận thị nặng hơn.
b) Đó là các thấu kính phân kì.
Do kính cận thích hợp có tiêu cự f = Cv nên Hoà đeo kính có tiêu cự \(f_1 = 40cm\), Bình đeo kính có tiêu cự \(f_2= 60cm\).
Vậy kính của Hòa có tiêu cự ngắn hơn.
Bài 20
Đề thi vào 10 môn Văn Hồ Chí Minh
Chương III. QUANG HỌC
Unit 7: Saving Energy - Tiết kiệm năng lượng
CHƯƠNG 1: ĐIỆN HỌC