Bài 1
a) Nhiệt lượng do bếp tỏa ra trong 1 giây là:
b) Hiệu suất của bếp:
c) Tiền điện phải trả:
Lời giải chi tiết:
a) Nhiệt lượng do bếp tỏa ra trong 1 giây là:
\(Q = R.I^2.t_1 = 80.(2,5)^2.1 = 500 J\)
b) Hiệu suất của bếp:
Nhiệt lượng cần thiết để đun sôi nước là:
\(Q_{ích} = Q_i = m.c.Δt = 1,5.4200.(100^0 - 25^0) \\= 472500 J\)
Nhiệt lượng do bếp tỏa ra là: \(Q_{tp} = R.I^2 .t = 80.(2,5)^2.1200 \\= 600000 J\)
Hiệu suất của bếp là: \(H = Q_i/Q_{tp}.100\% = 78,75\%\)
c) Tiền điện phải trả:
Điện năng sử dụng trong 30 ngày là:
\(A = P.t = I^2.R. t = (2,5)^2 .80.90 h \\= 45000 W.h = 45 kW.h\)
Tiền điện phải trả là: \(T = 700.45 = 31500\) đồng
Bài 2
a) Nhiệt lượng \(Q_i\) cần cung cấp để đun sôi nước :
b) Hiệu suất của bếp:
Nhiệt lượng Q ấm điện đã tỏa ra:
c) Thời gian đun sôi lượng nước trên là:
Lời giải chi tiết:
a) Nhiệt lượng \(Q_i\) cần cung cấp để đun sôi nước :
\(Q_i = c.m.(T – T_0) = 4200.2.(100 - 20)\\ = 672000 (J)\)
b) Hiệu suất của bếp: \(H = Q_{i}/Q_{tp}.100\%\)
Nhiệt lượng Q ấm điện đã tỏa ra:
Từ công thức \(H = \dfrac{Q_{i}}{Q_{tp}}\Rightarrow Q_{tp}= \dfrac{Q_{i}}{H}=\dfrac{672000}{\dfrac{90}{100}} ≈746667 J\)
c) Thời gian đun sôi lượng nước trên là:
Từ công thức \(Q_{tp}= A = Pt\), ta tìm được \(t = \dfrac{Q_{tp}}{P}=\dfrac{746667}{1000} ≈ 747 s\).
Bài 3
a) Điện trở của toàn bộ đường dây dẫn là:
b) Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là:
c) Nhiệt lượng Q tỏa ra trên dây dẫn:
Lời giải chi tiết:
a) Điện trở của toàn bộ đường dây dẫn là: \(R = ρ.(l/S) = 1,36 Ω\)
b) Cường độ dòng điện chạy trong dây dẫn là: \(I = P/U = 165/220 = 0,75A\)
c) Nhiệt lượng Q tỏa ra trên dây dẫn:
\(Q = P_{nh}.t = I^2.R.t = 0,75^2.1,36.324000 \\= 247860 J ≈ 0,07 kW.h\).
(vì \(1 kW.h = 1000 W.3600s = 3600000 J\))
Bài 19
Đề kiểm tra 45 phút (1 tiết) - Chương 1 - Hóa học 9
Bài 26. Vùng duyên hải Nam Trung Bộ (tiếp theo)
PHẦN ĐẠI SỐ - SBT TOÁN 9 TẬP 1
Bài 11: Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước