Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Phân tích tác phẩm “Luận về chính học cùng tà thuyết: Quốc Văn - Kim Vân Kiều - Nguyên Du" của Ngô Đức Kế.
BÀI LÀM
Giá trị của một tác phẩm văn chương bao giờ cũng gắn với hoàn cảnh lịch sử cụ thể của một dân tộc, một đất nước. Ở thời đại của Ngô Đức Kế, nước ta bị đô hộ, việc đề cao Truyện Kiều là thầm kín bộc lộ tình cảm yêu nước, lòng tự hào dân tộc, nhưng Truyện Kiều không phải là tất cả, trên tất cả là cuộc sống của đồng bào, vận mệnh của Tổ quốc. Việc Phạm Quỳnh và một số người khác đề cao Truyện Kiều quá mức. (Truyện Kiều còn, tiếng ta còn, nước ta còn...) dễ dẫn tới ngộ nhận xem sự tồn vong của đất nước chỉ ở sự tồn tại của tác phẩm văn chương, của giá trị về ngôn từ. Bằng bài viết của mình, Ngô Đức Kế đã thể hiện một tầm nhìn thật xa rộng, thật sắc sảo khi cho việc đề cao Truyện Kiểu quá mức là một thứ “tà thuyết”, chỉ có lợi cho bọn cướp nước và bán nước. Như vậy, Truyện Kiểu nói riêng, chuyện văn chương nói chung, chưa phải là vấn đề cơ bản, chưa phải là mối quan tâm chính của người dân một nước bị đô hộ. Việc lớn nhất lúc này là phải cứu nước. Qua việc đả phá những kẻ đề cao Truyện Kiều quá mức, tác giả gián tiếp kêu gọi mọi người cần kịp thời hành dụng để cứu nước - đó là dũng khí mạnh mẽ của Ngô Đức Kế
Ngô Đức Kế cấu trúc bài viết theo cách đi từ cái chung tới cái riêng, từ cái khái quát tới cái cụ thể, từ hoàn cảnh tới hiện tượng. Có thể lập dàn ý sơ lược như sau:
Bàn chung về sự lợi hại của chính học và tà thuyết (từ đầu đến “thậm hơn nữa”).
Phác họa toàn cảnh đạo học ở Việt Nam đương thời (tiếp đến “sau này một chuyện”)
Bình luận về Truyện Kiều, về phong trào rầm rộ đề cao Truyện Kiều (tiếp đến “rất hào hoa”).
Chỉ ra nguy cơ của vận mệnh đất nước nếu mọi người chỉ còn biết có Truyện Kiều, cho Truyện Kiều là tất cả (đoạn còn lại).
Khi nói về văn chương quốc âm của Nguyễn Du, Ngô Đức Kế có nhắc đến hai câu kết thúc Truyện Kiều: “Lời que góp nhặt nên bài - Mưa vui cũng được một vài trống canh" và ông bình luận: “Xem thế thì biết truyện ấy chỉ là một thứ văn chương ngâm vịnh chơi bời, để lúc thanh nhàn mà đọc đòi câu cho tiêu khiển..”. Việc chi rõ cái tầm thường của Truyện Kiều như thế là dụng ý của Ngô Đức Kế. Khi người ta đề cao Truyện Kiều quá mức, dẫn tới những sai lệch trong nhận thức - hành động, tạo ra nguy cơ với vận mệnh đất nước, thì việc làm không thể khác được là phải hạ thấp giá trị của Truyện Kiều, phải chỉ là Truyện Kiều chưa đáng được quan tâm như thế so với những cái còn lớn lao, cấp thiết hơn nhiều (công cuộc cứu nước, canh tân đất nước,...) Thực ra, Truyện Kiều đâu phải chỉ để “mua vui” như lời tự nhận rất khiêm nhường của Nguyễn Du, mà Truyện Kiều bức tranh chân thực về xã hội đen tối, tàn ác. Truyện Kiều là tiếng kêu đau thương tha thiết đòi quyền sống cho con người.
Qua văn bản Luận về chính học cùng tà thuyết Quốc văn - Kim Vân Kiều Nguyễn Du có thể thấy văn chính luận của Ngô Đức Kế rất sắc sảo, thâm thúy, lí lẽ mạch lạc, chứng cứ xác thực, lời văn uyển chuyển, nhịp nhàng mà vẫn đanh thép, hào hùng, làm tăng sức chiến đấu của tác phẩm. Đoạn văn sau rất tiêu biểu cho phong cách chính luận ấy: “Xưng tụng ông Nguyễn Du mà nói rằng: Nguyễn Du dịch Kiều tư đời Gia Long, thế thì Gia Long về trước, chưa có Truyện Kiều, thì nước ta không quốc hoa. không quốc túy, không quốc hồn, thế thì cái văn trị vũ công mấy trào Đinh, Lí, Trần, Lê sáng chói đó rực đó, đều là ở đâu đem đến cho bọn “học thuê viết mướn” ấy mà thôi...”
Đây là đoạn văn Ngô Đức Kế viết để đả phá nhận định của Phạm Quỳnh cho Truyện Kiều là quốc hoa, là quốc hồn, là quốc túy của Việt Nam”. Ngô Đức Kế đã thấy rõ chỗ "hở sườn” trong lời lẽ bốc đồng của Phạm Quỳnh: không chú ý đến tính lịch sử của hiện tượng văn học. Giá trị của Truyện Kiều gắn với thời đại Nguyễn Du, ảnh hưởng to lớn của Truyện Kiều đến đời sống dân tộc là từ đấy về sau, chứ không thể với đời sống dân tộc trước dó, khi Truyện Kiều chưa xuất hiện. Hơn thế, Truyện Kiều chỉ là một phần nhỏ trong tinh hoa văn hóa của dân tộc; không thể cho Truyện Kiều là tất cả tinh hoa của dân tộc, càng không thể cho Truyện Kiều còn thì nước ta còn – thế cũng có nghĩa là cần gì phải tranh đấu cứu nước. Chỉ bằng một đoạn văn ngắn. Ngô Đức Kế đã cho thấy cái hồ đồ, sai lầm trong nhận định của Phạm Quỳnh. Đất nước không chỉ từ khi “Nguyễn Du dịch Kiều", đất nước cũng không chỉ có Truyện Kiều, đất nước đã có từ trước đó với, “cái văn trị vù công mấy trào Đinh, Lí, Trần, Lê sáng chói rực rỡ...” Càng tự hào về dân tộc và đất nước mình bao nhiêu, Ngô Đức Kế càng khinh bỉ bọn người “học thuê viết mướn” bấy nhiêu, chúng đã tự uốn cong ngòi bút của mình để phục vụ mưu đồ thâm hiểm của bọn cướp nước. Từ sâu xa bên trong, đoạn văn có giọng điệu thật đanh thép, hào hùng.
Có người cho rằng: “Mỗi tác phẩm văn chương chân chính là một lời đề nghị về cách sống”. Điều này nhấn mạnh đến chức nâng giáo dục của văn chương, nó góp phần hình thành nên ở con người những tư tưởng, tình cảm đạo đức cao đẹp, giúp con người tự hoàn thiện bản thân mình và hướng tới cải biến xã hội ngày một tốt đẹp hơn. Có thể nói, bằng việc phê phán, phủ nhận những luận thuyết sai lầm, chỉ có lợi cho mưu đồ thảm độc của kẻ thù, đồng thời khẳng định phải tập trung vào nhiệm vụ cứu nước, phải làm sao để mọi người giữ vững cái “gan lồng sắt đá”, cái "chí nguyện cao xa”, bài viết của Ngô Đức Kế đã là “một lời đề nghị về cách sống '.
(Theo Đoàn Đức Phương)
Đề thi vào 10 môn Anh Đồng Nai
CHƯƠNG IV. HÀM SỐ BẬC HAI VÀ PHƯƠNG TRÌNH BẬC HAI
Đề kiểm tra 15 phút - Chương 3 - Sinh 9
Bài 39. Phát triển tổng hợp kinh tế và bảo vệ tài nguyên, môi trường Biển - Đảo (tiếp theo)
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Ngữ văn lớp 9