Mỗi nhà văn, dường như đều có một vùng quê sáng tác. Đối với Nguyên Ngọc, Tây Nguyên hùng vĩ núi non, Tây Nguyên bất khuất kiên cường và những người bộc trực kiên trung một lòng đi theo cách mạng chính là vùng đất mà ông gắn bó, trăn trở trong sáng tác của mình. Những năm kháng chiến chống Pháp, ông bám trụ ở Tây Nguyên để rồi viết nên tiểu thuyết "Đất nước đứng lên". Những năm đánh Mỹ. Nguyên Ngọc lại trở về với vùng đất gian khổ này từ đầu những năm sáu mươi, ngay sau những ngày đồng khởi của cách mạng miền Nam. Cuộc chiến đấu anh hùng của nhân dân Tây Nguyên đã khơi lòng cảm hứng cho ông viết truyện ngắn Rừng xà nu - một truyện ngắn xuất sắc của văn học thời chống Mỹ.
Rừng xà nu chỉ là một truyện ngắn nhưng dung lượng hiện thực của nó thật lớn lao. Đó là bản anh hùng ca về cuộc chiến đấu anh hùng của đồng bào Tây Nguyên với sự trường thành của một thế hệ cách mạng mới, trẻ trung, nhiệt tình, mưu trí và kiên trung.
Tác phẩm mở đầu bằng hình ảnh rừng xà nu quanh làng Xô Man của người Strá. Một rừng xà nu bất chấp đạn bom, vượt lên sự hủy diệt tàn bạo của kẻ thù để tiếp nhận ánh nắng mặt trời duy trì sự sống của mình. Một rừng xà nu tràn trề sức sống cho dù đại bác của đồn giặc "đã thành lệ, mỗi ngày hai lần, hoặc buổi sớm và xế chiều, hoặc đứng bóng và xẩm tối, hoặc nửa đêm và trở gà gáy” dồn dập nã chết chóc đau thương vào nó.
Cả rừng xà nu hàng vạn cây không có cây nào không bị thương, có những cây bị chặt đứt ngang nửa thân mình... ở chỗ vết thương, nhựa ứa ra, tràn trề, thơm ngào ngạt long lanh nắng hè gay gắt, rồi dần dần bầm lại, đen và đặc quện thành từng cục máu lớn... Có những cây con vừa lớn ngang tầm ngực người lại bị đại bác chặt đứt làm đôi... năm mười hôm thì cây chết. Nhưng cũng có những cây vượt lên được cao hơn đầu người, cành lá sum sê như những con chim đã đủ lông mao, lông vũ. Đại bác không kết nối chúng, những vết thương của chúng chóng lành như một thân thể cường tráng. Chúng vượt lên rất nhanh, thay thế những cây đã ngã. Cứ thế ba năm nay rừng xà nu ưỡn tấm ngực lớn của mình ra, che chở cho làng”...
Nguyên Ngọc miêu tả Rừng xà nu bằng một thứ ngôn ngữ rất giàu chất thơ chắt lọc và tinh tế ở một thứ ngôn ngữ vừa tả vừa gợi, mở ra những liên tưởng phong phú cho người đọc. Hình ảnh Rừng xà nu ở đây vừa là hình ảnh thực của một rừng cây " ham ánh mặt trời", vừa là hình ảnh có ý nghĩa tượng trưng cho con người Tây Nguyên đau thương, bất khuất, kiên cường trong những ngày đồng khởi chống Mỹ, bút pháp đặc tả phối hợp với thủ pháp nhân cách hóa đã phát huy tối đa hiệu lực của nó. Rừng xù nu hiện lên như mội người bạn trung thành che chở cho dần làng Xô Man, như những con người đẹp nhất của buôn làng. Và có ihể nói Rừng xà nu chính là biểu tượng về sức sống bất diệt của con người Tây Nguyên, của con người Việt Nam.
Tái hiện chân thực cuộc chiến đâu kiên cường của nhân dân Tây Nguyên trong những ngày đánh Mỹ, nhà văn tập trung miêu tả hình thành của một thê hệ tiếp nối, phát huy truyền thống anh hùng của cha ông, và qua đó nhà văn cũng phản ánh sự trưởng thành của nhân dân Tây Nguyên trong cuộc đấu tranh một mất một còn với kẻ thù mới là đế quốc Mỹ. Tiêu biểu cho thế hệ thanh niên đó là Tnú và Dít. Sự trưởng thành của họ gắn liền với cuộc đấu tranh của nhân dân Strá làng Xô Man.
Tnú mồ côi cha mẹ từ nhỏ, được dân làng đùm học, nuôi dạy lớn khôn. Cậu bé Tnú đến với cách mạng ngay từ những ngày gian khổ, ác liệt nhất khi mà Mỹ Diệm đang ngày đêm khủng bố cách mạng ở khắp mọi nơi. Chính Tnú đã chứng kiến cảnh đau thương của dân làng. Bọn giặc "treo cổ anh Xút lên cây vả đầu làng... giết bà Nhan, chặt đầu cột tóc treo đầu súng", chỉ vì họ là những người dũng cảm, dám nuôi dấu cán bộ cách mạng. Ngày ngày Tnú vào rừng nuôi cán bộ, tiếp nhận tri thức và lẽ sống ở đời qua sự chỉ bảo của anh cán bộ Quyết. Dũng cảm, mưu trí, lanh lợi là phẩm chất nổi bật của Tnú. "Nó liên lạc cho anh Quyết từ xã lên huyện. Không bao giờ nó đi đường mòn. Giặc vây các ngả đường nó leo lên một cây cao nhìn quanh một lượt rồi xé rừng mà đi, lọt tất cả vòng vây. Qua sông nó không thích lội chỗ nước êm, cứ lựa chỗ thác mạnh mà bơi ngang, vượt trên mặt nước, cỡi lên thác băng băng như một cá kình" bởi vì Tnú hiểu rằng “qua chỗ nước êm thằng Mỹ Diệm hay phục, chỗ nước mạnh nó không ngờ. Một lần đi liên lạc, Tnú bị giặc phục kích, bắt được. Chúng dẫn em về làng, tra lấn đủ mọi cách, lưng Tnú ngang dọc những vết dao chém. Nhưng Tnú vẫn không khai báo, chỉ điềm tĩnh chỉ vào bụng mình để trả lời câu hỏi của kẻ thù: “Cộng sản ở đây này". Đó không phải là câu trả lời mà là một lời thách thức, dũng cảm! Với lời thách thức ấy, Tnú phải trả giá bằng ba năm tù.
Thoát ngục Công Tum trở về, Tnú đã là một thanh niên, trưởng thành hơn về nhận thức. Anh hiểu rõ nhiệm vụ của mình khi tiếp nhận lời trăn trối của anh Quyết. Anh trở thành người lãnh đạo cuộc chiến đấu của làng Xô Man. Anh thực hiện ngay lời dặn của anh Quyết “chuẩn bị giáo, mác, vụ, rựa, tên, ná...'', chuẩn bị mọi thứ cần thiết cho cuộc chiến đấu sắp lới. Và hạnh phúc cũng đến với anh trong những ngày đó. Mai, cô bạn gái cùng anh đi liên lạc trở thành người bạn đời của anh.
Lại một thử thách nữa đến với Tnú: bọn giặc ở đồn Đắc Hà xuống làng Xô Man truy bắt anh, vợ con anh sa vào tay chúng. Không thể cầm lòng trưởc cảnh giặc tra tấn vợ con, Tnú đành phải ra đối đầu với bọn chúng. Và trong cuộc đối đầu này, phẩm chất kiên cường của anh càng sáng hơn bao giờ hết. Giặc bắt Tnú, chúng đốt mười ngón tay anh. “Mười ngón tay anh đã thành mười ngọn đuốc” răng cắn nát môi, không một tiếng kêu van, Tnú trừng trừng ném căm giận vào chúng, tiếng hét của Tnú như một lời hiệu triệu dân làng cầm vũ khí đứng lên, cả làng Xô Man đứng dậy. “Tiếng giết", tiếng chân người đạp nhà ưng ào ào, tiếng bọn lính kêu thất thanh... Sự vùng dậy của dân làng đã cứu thoát Tnú để rồi sau đó anh vào giải phóng quân đi giải phóng cho nhân dân, giải phóng đất nước với một nhận thức sâu sắc hơn. Điều này có thể thấy rõ qua lời tâm sự của Tnú với dân làng sau "ba năm đi lực lượng", anh kể rằng anh giết được thằng Dục - tên chỉ huy đồn giặc ở Đắc Hà, kẻ đã giết vợ con anh, kẻ đi gieo đau thương cho làng Xô Man và theo anh thằng giặc nào “cũng là thằng Dục cả". Rõ ràng, với anh chiến sĩ giải phóng quân Tnú, mối thù chung của Tây Nguyên, của đất nước cũng là mối thù của gia đình, của quê hương anh; giết được giặc ở bất cứ nơi nào trên đất nước cũng là giết được thằng Dục, kẻ thù của gia đình anh, của quê hương anh. Đó là một nhận thức sâu sắc - nhận thức mà Tnú rút ra được từ nỗi đau của bản thân, của buôn làng, của đất nước và của cuộc chiến đấu của quê hương.
Cùng thế hệ của Tnú còn có Dít, cô bí thư chi bộ xã kiêm chính trị viên đội làng Xô Man. Ba năm trước, ngày Tnú ra đi, Dít “còn là một cô bé không có áo mặc, đêm lạnh không ngủ...”. Vậy mà, khi Tnú trở về, cô bé ấy đã đảm trách những công việc trọng yếu nhất của làng Xô Man. Sự trưởng thành kỳ lạ của Dít không phải là ngẫu nhiên mà là một quá trình tự rèn luyện vượt qua nhiều thử thách. Lúc còn nhỏ, Dít là một đứa bé lanh lợi, rất gan dạ. Lần ấy, Dít bị giặc bắt “Chúng để con bé giữa sân, lên đạn tôm xong rồi từ từ bắn từng viên một, không bắn trúng, đạn chỉ sướt qua tai, sém tóc, cày đất dưới hai chân nhỏ của Dít. Váy nó rách tượt từng mảnh. Nó khóc thét lên nhưng rồi đến viên thứ mười nó chùi nước mắt, từ đó im bặt. Nó đứng lặng giữa bọn lính, cứ mỗi viên đạn nổ, cái thân hình mãnh dẻ của nó lại quật lên một cái nhưng đôi mắt của nó vẫn nhìn bóng giặc bình thản lạ lùng...”. Không chỉ gan góc, Dít còn là một cô bé cương nghị. Chứng kiến cái chết đau thương của chị Mai, Dít “lầm lì không nói gì cả, mắt ráo hoảnh trong khi mọi người cả cụ già, đều khóc". Cứ thế Dít lớn lên cùng với cuộc đấu tranh của làng Xô Man. Trở thành người lãnh đạo cuộc chiến đấu của buôn làng. Dít cũng tỏ ra là người có bản lĩnh, có sức thu phục quần chúng. Gặp lại Tnú, Dít không khỏi xúc động, nhìn anh rất lâu “đôi mắt mở to bình thản trong suốt". Ấy vậy, chị không quên trách nhiệm của mình khi hỏi “đồng chí về có giấy không”, khi tuyên bố dứt khoát “không có giấy về thì không được, ủy ban phải bắt thôi" và sau khi xem kĩ giấy của Tnú chị lại buồn tiếc “sao anh về có một đêm thôi". Con người Dít là như vậy đó, gan góc, cương nghị, không kém phần tha thiết yêu thương, đành rằng bề ngoài tưởng như chỉ có lạnh lùng bình thản.
Tnú và Dít tiêu biểu cho thế hệ thanh niên làng Xô Man, từ lòng căm thù họ đến với cuộc chiến đấu của dân tộc, và chính trong cuộc chiến đấu đó, họ trưởng thành. Sự trưởng thành của họ có cội nguồn của nó một mặt là do tự họ vượt mình qua những thử thách lớn lao, mặt khác là do có sự dìu dắt của cách mạng, của cha ông. Đặc biệt sự trưởng thành của Tnú và Dít được Nguyên Ngọc miêu tả trong mối quan hệ với truyền thống anh hùng của người Strá. Cụ Mết chính là đại diện cho thế hệ cách mạng đi trước của làng Xô Man. Cụ là pho sử sống, là chỗ dựa tinh thần của buôn làng. Tuy già nhưng cụ “vẫn quắc thước như xưa... ngực cũng như một tấm xà nu lớn... Tiếng nói vẫn ồ ồ vang trong lồng ngực" vẫn sáng suốt ngày đêm lãnh đạo cuộc chiến đấu của buôn làng.
Có lẽ cuộc đời cụ đã nếm trải qua nhiều đau khổ, đã thu lượm được nhiều kinh nghiệm quý báu, cho nên cụ luôn luôn nhắc nhở cháu con nhớ tới quá khứ đau thương bất khuất của quê hương. Chứng kiến cái chết thảm thương của Mai và sự bất lực của Tnú trước sự dã man tàn bạo của bọn thằng Dục, cụ Mết càng thấu hiểu: đối với kẻ thù “chỉ có hai bàn tay trắng, chỉ với hai bàn tay không” thì không thể nào đối đầu với chúng được, phải cầm vũ khí đứng lên! Bài học này, cụ muốn truyền lại cho thế hệ mai sau “nghe rõ chưa, các con, rõ chưa, nhớ lấy, ghi lấy. Sau này tao chết rồi, bây còn sống phải nói lại cho con cháu. Chúng nó đã cầm súng, mình phủi cầm giáo!”. Lời cụ rành rẽ vang lên trong ánh lửa bập bùng ở nhà ưng.
Xậy dựng nhân vật cụ Mết như một nhân vật huyền thoại, kết tinh nhiều phẩm chất tốt đẹp của con người Tây Nguyên, phải chăng Nguyên Ngọc muốn khẳng định vai trò của thế hệ đi trước đối với thế hệ trẻ. Cụ Mết vừa là người nối kết thế hệ với truyền thống, với lịch sử quê hương, vừa là người dẫn dắt thế hệ thanh niên trong cuộc chiến đấu hiện tại. Chính vì có một thế hệ cha ông như cụ Mết mà thế hệ của Tnú, của Dít... có sự trưởng thành lớn lao.
Và không chỉ có lớp người như Tnú, lớp sau Tnú như bé Heng cũng lớn lên, lớn lên cùng với cuộc chiến đấu ác liệt của làng Xô Man. Với nhân vật bé Heng, Nguyên Ngọc chỉ phác họa bằng vài ba đường nét miêu tả ngoại hình nhưng cũng đủ tạo ra ấn tượng sâu sắc cho người đọc. Tuổi của bé Heng, lẽ ra là tuổi đến trường với những trang sách, với những trò chơi vui nhộn nhưng đất nước còn giặc, bé cũng còn nhỏ, bé Heng đã có dáng vẻ của “một người lính thật sự. Nó đội chiếc mũ sụp xin được của anh giải phóng quân nào đó, mặc một chiếc áo be ba dùi phết đít, vẫn đóng khố, súng đeo chéo ngang lưng...”. Hơn thế, Heng thuộc từng lớp hầm bẫy, hố chông, trở thành người liên lạc như Tnú năm xưa. Thật là tự hào và tin tưởng với một lớp người như bé Heng! Lớp người ấy đang lớn lên, trưởng thành, xứng đáng với thế hệ cha anh.
Đọc Rừng xù nu ta có cảm tưởng như được xem một bộ phim truyện về số phận một con người với biết bao sự kiện. Truyện bắt đầu từ hiện tại từ cái thời điểm anh chiến sĩ giải phóng quân Tnú đặt chân lên mảnh đất quê hương sau “ba năm đi lực lượng" rồi ngược dòng thời gian trở về quá khứ. Quá khứ cứ hiện dần lên trong sự hồi tưởng của Tnú. trong lời kể của tác giả, trong lời kể của cụ Mết. Những mảnh đời quá khứ, những mảnh đời hiện tại, cứ đan nhau, soi tỏ cho nhau để cắt nghĩa sự trưởng thành của thê hệ Tnú, sự trưởng thành của làng Xô Man trong cuộc chiến đấu với kè thù, để làm nổi rõ chủ đề của truyện. Từ nỗi đau riêng và nỗi đau chung. Tnú và làng Xô Man phải cầm vũ khí để tự cứu mình, để giải phóng dân tộc và cuộc chiến đấu anh hùng của dân tộc đã sản sinh ra một thế hệ trẻ kế tục xứng đáng cha ông. Chính cái tư tưởng này đã chi phối kết cấu của Rừng xà nu. Hệ thống sự kiện trong truyện, chủ yếu được tổ chức theo sự phát triển tâm lý tính cách nhân vật trung tâm, chứ không theo trât tự thời gian thông thường. Tổ chức sự kiện theo cách đó, nhà văn có điều kiện tập trung miêu tả những tình huống gay cấn làm nổi bật tính cách nhân vật, và mặt khác cũng phù hợp với ý nghĩa chính luận của tác phẩm. Hai lần đối đầu trực tiếp với kẻ thù là hai lần Tnú thể hiện rõ phẩm chất kiên cường của anh, tất nhiên phẩm chất này thể hiện ở mỗi lần có khác nhau và có sự phát triển. Sa vào tay giặc khi còn là một cậu bé, Tnú đã chứng tỏ đức tính quả cảm kiên trung của mình. Còn lần đối đầu với kẻ thù, Tnú rực sáng kiên cường bất khuất trước bóng đen tàn bạo của kè thù.
Khắc họa tính cách nhân vật, Nguyên Ngọc có sở trường trong việc lựa chọn những chi tiết tiêu biểu có ý nghĩa khái quát cao, những chi tiết giàu chất tạo hình, giàu chất thơ. Trong nhận thức của người đọc, sừng sững hình ảnh cụ Mết với những nét khắc chạm rất tài tình của tác giả: Một cụ Mết quắc thước, râu dài, mắt sáng, ngực căng như một cây xà nu lớn. Và cũng xúc động lòng người một cụ Mết ân tình với cháu con lúc trở tay chùi hai giọt nước mắt lớn khi lặng nhìn tấm lưng rộng của Tnú còn ngang dọc những vết thương đã thành sẹo tím . Như vậy nhân vật anh hùng trong Rừng xà nu không chỉ rung cảm người đọc bởi sự vượt lên hoàn cảnh khốc liệt của họ mà còn ở những xúc động, những tình cảm thầm kín ở nơi họ.
Trên những trang viết của mình, Nguyên Ngọc thường trải những cảm xúc trữ tình của ông về con người, đất nước quê hương. Giọng văn của Rừng xà nu đằm chìm chất trữ tình, khi trầm hùng theo ánh lửa chập chờn ở nhà ưng trong lời kể trang nghiêm xúc động về quá khứ đau thương của cụ Mết, khi tha thiết luôn chảy theo dòng hồi tưởng về người thân, theo dòng suy tưởng về quê hương của Tnú... Lời văn của Rừng xà nu giàu hình ảnh, giàu nhạc điệu, nhiều đoạn văn trau chuốt, mượt óng như ngôn ngữ của một bài thơ (Ví dụ: Đoạn mở đầu tác phẩm).
Rừng xà nu là truyện của một con người nhưng qua đó ta thấy số phận của một dân tộc. Từ câu truyện của Tnú và làng Xô Man, tác giả nói tới sự trưởng thành của cách mạng miền Nam trong những ngày trước và sau đồng khởi. Đọc Rừng xà nu hôm nay, vẫn thấy âm vang cái hào hùng của một thời chống Mỹ, một thời có những con người đẹp như cụ Mết, như Tnú, như Dít, như Mai.
Unit 7. Economic Reforms
Bài 38. Thực hành: So sánh về cây công nghiệp lâu năm và chăn nuôi gia súc lớn giữa vùng Tây Nguyên với Trung du và miền núi Bắc Bộ
Chương 5. Di truyền học người
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 12
PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NĂM 2000