Mục 1
Mục 1
1. Phong trào đập phá máy móc và bãi công
a) Nguyên nhân
- Thời gian làm việc của công nhân từ 14 – 16 giờ/ngày.
- Đồng lương chết đói.
- Điều kiện làm việc rất tồi tàn.
=> Công nhân >< tư sản.
b) Các hình thức đấu tranh đầu tiên
- Vào cuối thế kỉ XVIII, phong trào đập phá máy móc và đốt công xưởng nổ ra mạnh mẽ ở Anh.
- Đầu thế kỉ XIX, phong trào này lan ra các nước khác như Pháp, Bỉ, Đức. Công nhân còn đấu tranh bằng hình thức bãi công, đòi tăng lương, giảm giờ làm.
- Trong quá trình đấu tranh, giai cấp công nhân đã thành lập các công đoàn.
Mục 2
Mục 2
2. Phong trào công nhân trong những năm 1830-1840
* Ở Pháp:
- Năm 1831, công nhân dệt ở Li-ông khởi nghĩa đòi tăng lương, giảm giờ làm, thiết lập chế độ cộng hòa.
* Ở Đức:
- Năm 1844, công nhân dệt ở Sơ-lê-din khởi nghĩa, chống sự hà khắc của chủ xưởng và điều kiện lao động tồi tệ. Tuy nhiên sau 3 ngày đã bị đàn áp đẫm máu.
* Ở Anh:
- Từ năm 1836 đến năm 1847, “phong trào hiến chương” nổ ra với mục tiêu đòi quyền phổ thông bầu cử, tăng lương, giảm giờ làm.
Công nhân Anh đưa Hiến Chương đến Quốc hội
* Kết quả:
- Các cuộc đấu tranh đều thất bại vì thiếu tổ chức lãnh đạo vững vàng, chưa có đường lối chính trị đúng đắn.
- Đánh dấu sự trưởng thành của phong trào công nhân, tạo điều kiện cho sự ra đời của lý luận cách mạng.
ND chính
ND chính
Phong trào công nhân nửa đầu thế kỉ XIX - Phong trào đập phá máy móc và bãi công - Phong trào công nhân trong những năm 1830 - 1840 |
Sơ đồ tư duy Chủ nghĩa Tư bản xác lập trên phạm vi thế giới
Bài 5: Bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên
Tải 20 đề kiểm tra 1 tiết - Học kì 2
Tải 10 đề kiểm tra 15 phút - Chương 1
Tải 10 đề thi giữa kì 1 Văn 8
Test yourself 2