PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN TRONG DÂY DẪN CÓ HÌNH DẠNG ĐẶC BIỆT
I- TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN THẲNG DÀI VÔ HẠN
Đường sức từ của dòng điện thẳng dài vô hạn là những đường tròn đồng tâm.
\(\overrightarrow B \) có:
+ Điểm đặt: Đặt tại điểm đang xét
+ Phương: Vuông góc với bán kính
+ Chiều: Được xác định theo các cách:
Xem video hướng dẫn quy tắc cái đinh ốc
+ Độ lớn: \(B = {2.10^{ - 7}}\dfrac{I}{r}\) (r - khoảng cách từ điểm đang xét đến tâm)
II- TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN TRÒN
Đường sức từ của dòng điện tròn có phương vuông góc với mặt phẳng vòng dây
\(\overrightarrow B \) có:
+ Điểm đặt: Tại tâm của dòng điện tròn
+ Phương: Vuông góc với mặt phẳng vòng dây
+ Chiều:
+ Độ lớn: \(B = 2\pi {.10^{ - 7}}\dfrac{I}{R}\) ( R- bán kính của dòng điện tròn)
III- TỪ TRƯỜNG CỦA DÒNG ĐIỆN TRONG ỐNG DÂY
\(\overrightarrow B \) trong lòng ống dây có:
+ Phương : song song trục ống dây
+ Chiều: Xác định theo quy tắc cái đinh ốc
+ Độ lớn: \(B = 4\pi {.10^{ - 7}}\dfrac{N}{l}I\)
Trong đó:
IV- NGUYÊN LÍ CHỒNG CHẤT CỦA TỪ TRƯỜNG
\(\overrightarrow {{B_M}} = \overrightarrow {{B_1}} + \overrightarrow {{B_2}} + ... + \overrightarrow {{B_n}} \)
Trong đó:
+ \(\overrightarrow {{B_1}} ,\overrightarrow {{B_2}} ,...,\overrightarrow {{B_n}} \): gọi là véctơ cảm ứng từ do các dòng điện I1, I2,..., In gây ra tại M
+ Đơn vị của cảm ứng từ (B) là : T (tesla)
V- PHƯƠNG PHÁP CHUNG GIẢI BÀI TẬP XÁC ĐỊNH CẢM ỨNG TỪ
- Bước 1: Xác định hướng của các véctơ cảm ứng từ B do nhiều dòng điện gây ra tại điểm ta đang xét bằng các quy tắc (cái đinh ốc, bàn tay phải, ...) đã nêu ở trên
- Bước 2: Sử dụng nguyên lí chồng chất của từ trường tại điểm đang xét.
\(\overrightarrow {{B_M}} = \overrightarrow {{B_1}} + \overrightarrow {{B_2}} + ... + \overrightarrow {{B_n}} \) (1)
- Bước 3: Đưa phương trình (1) trở về phương trình đại số bằng các cách sau:
+ Chọn hệ trục tọa độ để chiếu
+ Vận dụng phương pháp hình học và các hệ thức lượng trong tam giác thường (định lí hàm số cos, hàm số sin, ... ) và các hệ thức lượng trong tam giác vuông
- Bước 4: Tìm ẩn số của bài toán
Chú ý: Có thể dùng kí hiệu sau để vẽ hình (\( \oplus \)) đi vào, (\( \odot \)) đi ra
Unit 10: Cities of the Future
Chương 4: Hydrocarbon
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
Ngóng gió đông - Nguyễn Đình Chiểu
Bài 5. Kiến thức phổ thông về phòng không nhân dân
SBT Vật lí Lớp 11
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Vật lí lớp 11
SGK Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí 11 - Cánh Diều
SBT Vật lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Vật lí 11
SBT Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Vật lí 11 - Cánh Diều
SGK Vật lí Nâng cao Lớp 11