Dạng 1: Xác định từ thông qua khung dây và suất điện động xoay chiều
Sử dụng các công thức:
- Từ thông:
Φ=NBScos(ωt+φ)=Φ0cos(ωt+φ) (Wb)
Trong đó:
+ N: số vòng dây
+ S: tiết diện vòng dây (m2)
+ B: cảm ứng từ (T)
+ Φ0=NBS: từ thông cực đại qua khung dây (Wb)
+ ω: tốc độ quay của khung dây (rad/s)
- Suất điện động xoay chiều:
e=−Φ′=E0cos(ωt+φ) (V)
Trong đó: E0=NBSω=ωΦ0: suất điện động xoay chiều cực đại (V)
*Chú ý: Khi trong khung dây có suất điện động thì hai đầu khung dây có điện áp (hiệu điện thế). Nếu khung dây chưa nối với tải thì E = U.
Bài tập ví dụ: Từ thông qua một vòng dây dẫn là Φ=2.10−2πcos(100πt+π4)(Wb). Biểu thức của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong vòng dây này là?
Hướng dẫn giải
Ta có:
e=−Φ′=ωΦ0sin(ωt+φ)=ωΦ0cos(ωt+φ−π2)
⇒e=2.10−2π.100πcos(100πt+π4−π2)=2cos(100πt−π4)(V)
Dạng 2: Xác định các đại lượng đặc trưng của dòng điện xoay chiều
- Phương trình tổng quát của dòng điện xoay chiều:
i=I0cos(ωt+φ), với I0 là cường độ dòng điện cực đại.
- Các giá trị hiệu dụng:
+ Cường độ dòng điện hiệu dụng: I=I0√2
+ Suất điện động hiệu dụng: E=E0√2
+ Điện áp hiệu dụng: U=U0√2
- Nhiệt lượng tỏa ra trên điện trở R: Q=I2Rt
Trong đó:
Q: nhiệt lượng (J)
R: điện trở mạch ngoài
t: thời giam dòng điện chạy qua R (s)
- Công suất tỏa nhiệt: P=Qt=I2R (W)
Bài tập ví dụ:
Cường độ dòng điện i=2√2cos(100πt)(A) có giá trị hiệu dụng là bao nhiêu?
Hướng dẫn giải
Từ phương trình ta có cường độ dòng điện cực đại I0=2√2A
Cường độ dòng điện hiệu dụng:
I=I0√2=2√2√2=2A
Dạng 3: Tìm điện lượng chuyển qua tiết diện dây dẫn
Điện lượng qua tiết diện S trong thời gian t là q: q=i.t
Điện lượng qua tiết diện S trong thời gian từ t1 đến t2 là Δq: Δq=i.Δt
⇒i=dqdt⇒q=t2∫t1idt
Bài tập ví dụ:
Dòng điện xoay chiều có biểu thức: i=2sin100πt(A) chạy qua dây dẫn. Điện lượng chạy qua tiết diện dây trong khoảng thời gian từ 0 đến 0,15 s là:
Hướng dẫn giải
Ta có:
⇒i=dqdt⇒q=t2∫t1idt=0,15∫02sin100πtdt
⇒q=−2cos100πt100π∣∣0,150=4100π(C)
Dạng 4: Tính số lần dòng điện đổi chiều sau một khoảng thời gian t
Trong mỗi giây: Dòng điện đổi chiều 2f lần
=> Trong thời gian t giây: Dòng điện đổi chiều t.2f lần
Đặc biệt: Nếu pha ban đầu φi=π2 hoặc φi=−π2thì chỉ giây đầu tiên đổi chiều 2f-1 lần
Dạng 5: Xác định thời gian đèn sáng - tắt.
- Dùng mối liên hệ giữa dao động điều hòa và chuyển động tròn đều để tính.
- Dòng điện xoay chiều:
Mỗi giây dòng điện đôi chiều 2f lần.
Nếu cho dòng điện qua bộ phận làm rung dây trong hiện tượng sóng dừng thì dây rung với tần số 2f.
- Công thức tính thời gian đèn huỳnh quang sáng trong 1 chu kì.
Khi đặt điện áp u = U0cos(wt + ju) vào hai đầu bóng đèn, biết đèn chỉ sáng lên khi u ≥ U1.
Δt=4Δφω Với cosΔφ=U1U0,(0<Δφ<π2)