Dạng 1
Dạng 1
Phân biệt chất và vật thể
* Một số lưu ý cần nhớ:
Tất cả những gì thấy được đều là vật thể được chia thành 2 loại: + Vật thể tự nhiên: người, cây cối, động vật, ... + Vật thể nhân tạo: quần áo, sách vở, phương tiện giao thông, ... Chất là thành phần cấu tạo nên vật thể. Ở đâu có vật thể, ở đó có chất. VD: Chiếc đinh được làm bằng sắt. Sắt là chất làm nên cái đinh. Viên kẹo được làm từ đường. Đường là chất làm nên viên kẹo. |
* Một số ví dụ điển hình:
Ví dụ 1: Có các vật thể sau: quả chuối, cái đinh, khí quyển, cái bát, bình hoa, ô tô, cây đào tiên. Số vật thể tự nhiên là
A. 5
B. 4
C. 3
D. 2.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Vật thể tự nhiên là những vật thể không do con người tạo nên
Các vật thể tự nhiên ở đây là: quả chuối, khí quyển, cây đào tiên.
Đáp án C
Ví dụ 2: Có các vật thể như sau: xe đạp, máy bay, biển, con hổ, bình hoa, bút chì. Số vật thể nhân tạo là
A. 4
B. 2
C. 5
D. 3
Hướng dẫn giải chi tiết
Vật thể nhân tạo là những vật thể do con người tao nên.
Các vật thể nhân tạo ở đây là: xe đạp, máy bay, bình hoa, bút chì.
Đáp án A
Ví dụ 3: Mọi vật thể được tạo nên từ:
A. Vật chất
B. Chất
C. Chất liệu
D. Vật liệu
Hướng dẫn giải chi tiết
Mọi vật thể được tạo nên từ chất
Đáp án B
Ví dụ 4: Quan sát kỹ một chất có thể biết được:
A. Tính dẫn điện, dẫn nhiệt.
B. Trạng thái, màu sắc.
C. Nhiệt độ nóng chảy, nhiệt độ sôi.
D. Tính tan trong nước, khối lượng riêng.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Quan sát kỹ một chất có thể biết được trạng thái, màu sắc
Đáp án B
Dạng 2
Dạng 2
Bài tập tách chất ra khỏi hỗn hợp
* Một số lưu ý cần nhớ:
- Chất tinh khiết là chất không có lẫn chất khác (tạp chất). Mỗi chất tinh khiết có những tính chất vật lý và hóa học xác định. - Hỗn hợp gồm hai hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau. Để tách chất ra khỏi hỗn hợp ta có thể dựa sự khác nhau của tính chất vật lý của các chất có trong hỗn hợp - Phương pháp lọc: Dùng để tách các chất không tan ra khỏi hỗn hợp lỏng - Phương pháp cô cạn: Dùng để tách các chất tan rắn (không hoá hơi khi gặp nhiệt độ cao) ra khỏi hỗn hợp chất lỏng - Phương pháp chưng cất phân đoạn: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nhờ vào sự khác nhau về nhiệt độ sôi - Phương pháp chiết: Dùng để tách các chất ra khổi hỗn hợp lỏng không đồng nhất - Phương pháp đông đặc: Dùng để tách các chất lỏng ra khỏi hỗn hợp lỏng nếu nhiệt độ đông đặc của chúng cách nhau lớn. |
* Một số ví dụ điển hình
Ví dụ 1: Hỗn hợp có thể tách riêng các chất thành phần bằng phương pháp lọc là:
A. Đường và muối
B. Bột than và bột sắt
C. Cát và muối
D. Giấm và rượu
Hướng dẫn giải chi tiết:
Cát và muối hòa tan vào trong nước dư \( \to\) lọc phần chất rắn không tan thu được cát
Dung dịch nước muối thu được ta đem chưng cất để làm bay hơi hết nước đi \( \to\) thu được muối khan
Do vậy tách riêng được cát và muối
Đáp án C
Ví dụ 2: Có thể tách muối ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng cách:
A. Thêm muối
B. Thêm nước
C. Đông lạnh
D. Đun nóng
Hướng dẫn giải chi tiết:
Có thể tách muối ra khỏi hỗn hợp nước muối bằng cách: Đun nóng thì nước sẽ bay hơi hết còn muối thì kết tinh không bay hơi → thu được muối
Đáp án D
Ví dụ 3: Để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, dùng cách nào sau đây?
A. Lọc
B. Dùng phễu chiết
C. Chưng cất phân đoạn
D. Đốt
Hướng dẫn giải chi tiết:
Dựa vào tính chất rượu sôi và hóa hơi ở nhiệt độ thấp hơn nước => để tách rượu ra khỏi hỗn hợp rượu lẫn nước, ta dùng phương pháp: chưng cất phân đoạn.
Loại A và B vì hỗn hợp gồm rượu và nước là hỗn hợp đồng nhất.
Loại D vì đốt rượu sẽ chuyển thành chất khác.
Đáp án C
Ví dụ 4: Khí nitơ và khí oxi là hai thành phần chính của không khí. Trong kĩ thuật người ta có thể hạ thấp nhiệt độ để hóa lỏng không khí. Biết nitơ lỏng sôi ở -196oC oxi lỏng sôi ở -183oC. Phương pháp tách riêng khí nitơ và oxi là
A. lọc.
B. chiết.
C. cô cạn.
D. chưng cất.
Hướng dẫn giải chi tiết:
Phương pháp tách riêng khí nitơ và oxi là chưng cất phân đoạn không khí lỏng do nhiệt độ sôi của oxi và nito khác nhau.
Đáp án D
Unit 4: Ethnic groups of Viet Nam
Unit 7: When Did It Happen?
Chủ đề 6. Sinh học cơ thể người
Tải 10 đề thi học kì 2 Văn 8
CHƯƠNG IV. HÌNH LĂNG TRỤ ĐỨNG – HÌNH CHÓP ĐỀU