Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Qua hồi tưởng và suy ngẫm của người cháu đã trưởng thành, bài thơ Bếp lửa thể hiện lòng kính yêu, trân trọng và biết ơn của người cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương đất nước. Người cháu trong bài thơ: “giờ đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu!Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả/Nhưng chẳng lúc nào quên nhắc nhở/ Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa? Hạnh phúc đã đủ đầy nhưng đứa cháu bé nhỏ năm xưa không bao giờ quên đốm lửa đầu tiên bà nhen lên trong cháu. Đó là bếp lửa của yêu thương, của chở che hạnh phúc. Theo dòng hồi ức, hình ảnh bếp lửa hiện về thật ấm áp: “Ngọn lửa ấp iu nồng đượm”. Ngọn lửa khơi nguồn để cháu nhớ về bà với bao kỉ niệm thân thiết. Bà đã hi sinh thầm lặng quãng đời già yếu để thêm một lần làm mẹ và hơn thế là thể hiện tình bà cháu thiêng liêng. Bố khi thì “đi đánh xe khô rạc ngựa gầy”, khi thì “ở chiến khu bố còn việc bố”. Bởi thế, nuôi dạy cháu thành người bà một tay chịu khó. Bà dìu cháu đi qua những năm tháng “đói mòn đói mỏi”, “giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi” rồi “bà dạy cháu làm, bà chăm cháu học”,... Được bà yêu thương, che chở, đứa cháu ấy khi nghe tiếng tu hú “sao mà tha thiết thế” đã chạnh lòng thương “tu hú ơi chẳng đến ở cùng bà”. Trong tâm hồn cháu, bà đã trở thành biểu tượng của yêu thương và đùm bọc, ấn tượng ấy sâu đậm đến mức cháu nghĩ rằng bà đủ sức chở che cho vạn vật trên đời. Rồi những năm tháng đói khổ cũng qua đi, nhưng dù đã “mấy chục năm rồi đến tận bây giờ / Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm”. Bà vẫn như xưa, cuộc đời có thể đổi thay nhưng bà thì vẫn vậy, nó giống như tình bà dành cho cháu không khi nào thay đổi. Và tấm lòng tri ân của cháu đối với bà cũng theo đó mà sống mãi... Bà đã dành cho cháu những điều quá lớn lao trong cuộc đời này:
"Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm
Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi
Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui
Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kiìlạ và thiêng liêng! - Bếp lửa!’’.
Điệp từ “nhóm” được sử dụng liên tiếp ở đầu mỗi câu thơ gợi ấn tượng về sức mạnh của ngọn lửa, của tình bà, của tình yêu thương bất diệt. Không nén được xúc động vì những điều kì diệu đó, nhà thơ chỉ có thể thốt lên: “Ôi kì lạ và thiêng liêng! - Bếp lửa!”. Cảm nhận sâu sắc về tình bà, nhà thơ đã thể hiện niềm biết ơn, sự trân trọng đối với người bà yêu quý của mình qua những vần thơ tràn đầy cảm xúc. Nhớ về bà trong những năm tháng sống xa quê hương, Tổ quốc, với nhà thơ, hình ảnh của bà đã trở thành biểu tượng của quê hương xứ sở. Và vì thế bài thơ “Bếp lửa” đồng thời cũng thể hiện tình yêu thương, lòng trân trọng đối với gia đình, quê hương, đất nước. Bài thơ để lại trong lòng người đọc những dòng cảm xúc sâu lắng, xúc động. Điều đó nhắc nhở chúng ta biết tin yêu và trân trọng sự thiêng liêng, quý giá của hạnh phúc gia đình.
Bài 40. Thực hành: Đánh giá tiềm năng kinh tế của các đảo ven bờ và tìm hiểu về ngành công nghiệp dầu khí
Đề thi giữa kì 1
Đề thi vào 10 môn Văn Thái Bình
SOẠN VĂN 9 TẬP 1
Đề thi vào 10 môn Toán Kiên Giang