Steam - Bàn tay lửa
I. Mục tiêu
- Làm thành công thí nghiệm bàn tay lửa
- Nêu được yếu tố để xuất hiện sự cháy
- Giải thích được tại sao tay không bị bỏng
- Chứng minh được oxygen là chất duy trì sự cháy
II. Chuẩn bị
1. Nguyên liệu
- Dung dịch nước rửa bát
- Bật lửa
- Bình xịt muỗi
2. Dụng cụ
- 2 chậu thủy tinh
- Đũa thủy tinh
III. Tiến hành
Bước 1: Pha dung dịch nước rửa bát, dùng đũa thủy tinh để khuấy đều
Bước 2: Cho khí trong bình xịt muỗi vào dung dịch nước rửa bát để tạo bọt khí
Bước 3: Thấm ướt tay, sau đó lấy 1 ít bọt và bật lửa
- Lưu ý: Để chậu bọt khí tránh xa ngọn lửa
IV. Thu hoạch
- Ngọn lửa cháy trên bàn tay nhưng bàn tay vẫn được an toàn, không bị bỏng
V. Giải thích
- Nguyên lí của thí nghiệm:
+ Chất cháy: khí oxygen
+ Nhiệt độ: bật lửa
+ Chất cháy: khí được giữ trong bong bóng xà phòng
- Vì sao bàn tay được an toàn?
+ Trong thí nghiệm này, khí xịt muỗi được giữ trong các bọt khí sẽ bị tiêu hao hết và dừng sự cháy ngay lập tức khi gần tiếp xúc với bàn tay. Phản ứng trong tích tắc nên chưa đủ gây hại cho bàn tay => Đây là mấu chốt an toàn cho thí nghiệm
+ Bọt xà phòng sẽ giữ các khí trong ô nhỏ và cung cấp từ từ cho sự cháy đồng thời sẽ là miếng đệm cách nhiệt, giúp tay được an toàn. Để đảm bảo an toàn hơn, chúng ta đã bao bọc tay bằng 1 lớp nước mỏng và có chậu nước dự phòng để dập lửa khi cần thiết
Lưu ý: Thí nghiệm nên thực hiện ở khu vực trống, ít chất cháy, có phương tiện chữa cháy và có sự giám sát của người lớn
Revision (Units 2 - 3)
Vở thực hành Ngữ văn 6 - Tập 2
Unit 9: Getting around
Bài 11: Bạn sẽ giải quyết việc này như thế nào?
Bài 3: Yêu thương và chia sẻ
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6