Steam - Thí nghiệm "hot ice" đá nóng
I. Mục tiêu
- Làm thành công thí nghiệm "hot ice" đá nóng
- Quan sát và giải thích được hiện tượng của thí nghiệm
- Nêu được ứng dụng của sản phẩm
- Thành thạo các thao tác tiến hành
II. Chuẩn bị
1. Nguyên liệu
- 440g baking soda
- 1 lọ giấm 500mL
- Nước cất hoặc nước lọc đun sôi để nguội
2. Dụng cụ
- Xoong, bếp để đun nóng hỗn hợp
- Đũa hoặc que
- Đĩa petri
- Cốc thủy tinh trong suốt
III. Tiến hành
Bước 1: Cho 440 gam baking soda vào xoong
Bước 2: Sau đó thêm 500mL giấm nồng độ 80% và để nguyên hỗn hợp trong vòng 1 giờ
Bước 3: Cho 1 lít nước vào hỗn hợp baking soda, giấm ăn và đặt lên bếp đun trong vòng 30 phút thu được dung dịch
Bước 4: Đổ dung dịch vừa thu được vào cốc thủy tinh và để nguội ở nhiệt độ phòng
Lưu ý:
- Không nên có bất kì tinh thể nào trong dung dịch của mình
- Đậy nắp lại để tránh bị bay hơi
Bước 5: Sau khi dung dịch nguội hoàn toàn, dùng đũa lấy 1 ít tinh thể natri axetat và nhúng vào dung dịch. Quan sát hiện tượng
IV. Thu hoạch
- Khi cho đầu que tiếp xúc với dung dịch thì xuất hiện tinh thể màu trắng và lan to ra
- Hot ice phải đạt yêu cầu: màu trắng, không bị gãy, vỡ
V. Giải thích
- Baking soda có công thức hóa học là: NaHCO3
- Giấm có công thức hóa học là: CH3COOH
- Khi trộn hỗn hợp baking soda và giấm, ta được phương trình:
\(NaHC{O_3} + C{H_3}COOH\xrightarrow{{{t^o}}}C{H_3}COONa + C{O_2} + {H_2}O\)
- Ở thí nghiệm này, dưới nhiệt độ nóng chảy thông thường, natri axetat tồn tại ở thể lỏng. Và sẽ kết tinh bằng cách thêm một tinh thể nhỏ natri axetat.
- Sự kết tinh là 1 ví dụ của quá trình tỏa nhiệt. Nhiệt được giải phóng khi “băng” hình thành
PHẦN HAI. LỊCH SỬ VIỆT NAM TỪ NĂM 1919 ĐẾN NAY
ĐỊA LÍ KINH TẾ
Đề thi vào 10 môn Toán Ninh Thuận
Đề thi vào 10 môn Anh Bình Dương
ĐỊA LÍ ĐỊA PHƯƠNG