CHƯƠNG I: MỞ ĐẦU VỀ KHOA HỌC TỰ NHIÊN

Sử dụng kính hiển vi quang học KHTN 6 Kết nối tri thức với cuộc sống

I. Tìm hiểu về kính hiển vi quang học

- Kính hiển vi quang học có thể phóng to ảnh của vật được quan sát khoảng từ 40 lần đến 3000 lần.

- Cấu tạo của một kính hiển vi:

- Ống kính gồm

  • Thị kính (kính để mắt vào quan sát) có ghi 5x, 10x,…
  • Đĩa quay gắn các vật kính.
  • Vật kính (kính sát với vật cần quan sát.

- Ốc điều chính gồm: Ốc to và ốc nhỏ.

- Bàn kính: nơi đặt tiêu bản để quan sát, có kẹp giữ.

- Ngoài ra còn có: đèn chiếu sáng, thân kính, chân kính làm giá đỡ các bộ phận.

II. Sử dụng kính hiển vi quang học.

 Bước 1: Chọn vật kính thích hợp theo mục đích quan sát.

 Bước 2: Điều chỉnh ánh sáng cho thích hợp với vật kính.

 Bước 3: Đặt tiêu bản lên bàn kính, dùng kẹp để giữ tiêu bản. Vặn ốc to theo chiều kim đồng hồ để hạ vật kính gần sát vào tiêu bản.

 Bước 4: Mắt nhìn vào thị kính, vặn ốc to theo chiều ngược lại để đưa vật kính lên từ từ, đến khi nhìn thấy mẫu vật cần quan sát.

 Bước 5: Vặn ốc nhỏ thật chậm, đến khi nhìn thấy mẫu vật thật rõ nét.

III. Bảo quản kính hiển vi quang học

- Khi di chuyển kính hiển vi, một tay cầm vào thân kính, tay kia đỡ chân để của kính. Phải để kính hiển vi trên bề mặt phẳng.

- Không được để tay ướt hay bẩn lên kính hiển vi.

- Lau thị kính và vật kính bằng giấy chuyên dụng trước và sau khi dùng.

 

 
Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved