Mục 1
1. Hoàn cảnh ra đời:
- Các nước Đông Nam Á đã giành được độc lập.
- Đứng trước những yêu cầu phát triển kinh tế, xã hội.
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
=> Nhiều nước Đông Nam Á chủ trương thành lập một tổ chức liên minh khu vực nhằm cùng nhau hợp tác phát triển.
=> Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng Anh là ASEAN) đã được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-lip-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
Cờ của Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN)
Mục 2
2. Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động
* Mục tiêu của ASEAN: phát triển kinh tế và văn hoá thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hoà bình và ổn định khu vực.
* Nguyên tắc hoạt động:
- Tháng 2 - 1976, các nước ASEAN đã kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a). Hiệp ước Ba-li xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước thành viên như:
+ Cùng nhau tôn trọng chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ;
+ Không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau;
+ Giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hoà bình;
+ Hợp tác phát triển có kết quả,...
- Từ cuối những năm 70 của thế kỉ XX, nền kinh tế nhiều nước ASEAN có sự chuyển biến mạnh mẽ và đạt sự tăng trưởng cao. Các nước này đã chuyển sang thực hiện chiến lược công nghiệp hóa hướng về xuất khẩu - thúc đẩy mạnh xuất khẩu hàng hóa, gắn thị trường trong nước với bên ngoài.
Mục 3
3. Quan hệ giữa 3 nước Đông Dương với ASEAN:
- Cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước của nhân dân Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia kết thúc với thắng lợi vào nărn 1975, các quan hệ ngoại giao giữa 3 nước Đông Dương và ASEAN đã dược thiết lập.
- Năm 1979, do vấn đề Campuchia, quan hệ giữa 3 nước Đông Dương với các nước ASEAN trở nên căng thẳng và “đối đầu”.
ND chính
Sự ra đời của tổ chức ASEAN: bối cảnh thành lập; Mục tiêu, nguyên tắc hoạt động và mối quan hệ giữa 3 nước Đông Dương với ASEAN.
Sơ đồ tư duy các nước Đông Nam Á
Bài 33. Vùng Đông Nam Bộ (tiếp theo)
Bài 23. Vùng Bắc Trung Bộ
Đề thi vào 10 môn Văn Bắc Kạn
Chương 4. Hiđrocacbon. Nhiên liệu
Bài 6. Sự phát triển nền kinh tế Việt Nam