1. Giới thiệu chung:
- Nguyễn Thi được mệnh danh là nhà văn của người nông dân Nam Bộ bởi ông đã gắn bó sâu nặng và sự am hiểu sâu sắc về những con người nơi đây.
- "Những đứa con trong gia đình" thuộc số những tác phẩm xuất sắc nhất của Nguyễn Thi. Thành công nổi trội của truyện là nghệ thuật xây dựng các tính cách nhân vật với cá tính đậm nét, đặc biệt là hai nhân vật: Việt và Chiến.
2. Cụ thể:
a. Nét tính cách chung của hai chị em:
- Chung một hoàn cảnh: con một gia đình nông dân nghèo chịu nhiều mất mát đau thương nhưng giàu truyền thống yêu nước và cách mạng nên họ giống nhau về bản chất.
- Chung tình yêu thương là vẻ đẹp tâm hồn của hai chị em: thương ba má, chị Hai và em. Kính trọng và nghe lời chú Năm, cùng mối thù với bọn xâm lược, hai chị em cùng một ý nghĩ: phải trả thù cho ba và má, và có cùng nguyện vọng được cầm súng đánh giặc nên giành nhau đi tòng quân.
- Cả hai đều là những con người dũng cảm gan góc và từng lập được nhiều chiến công.
+ Việt: Từ nhỏ đã dám xông vào đá cái thằng đã giết cha mình; Việt cùng với chị đã chủ động tìm giặc để đánh: bắn tàu giặc trên sông, phá xe tăng địch. Khi chỉ còn một mình trên chiến trường, mình đầy thương tích nhưng Việt vẫn quyết sống mái với quân thù.
+ Chiến:
- Một lòng một dạ quyết tâm tòng quân đánh giặc.
- Có những nét rất ngây thơ – có phần trẻ con: tranh giành công bắt ếch, thành tích bắn tàu chiến giặc.
b. Nét riêng ở Việt và Chiến:
- Nhân vật Việt: Việt là một thanh niên đáng yêu, vô tư, thơ ngây. Việt có dáng vẻ vụng về. lộc ngộc của một cậu bé mới lớn, thích bắt ếch, bắt cá, bắn chim… Trước ngày lên đường chiến đấu. Chiến bàn việc gia đình, Việt không mấy quan tâm mà chỉ mải chụp đom đóm, rồi ngủ lúc nào không hay. Vào bộ đội. Việt còn mang theo cây súng cao su, ra trận không sợ chết nhưng lại sợ ma; gặp lại đồng đội mừng quá, khóc òa…
- Nhân vật Chiến:
+ Chiến mang vóc dáng của má, của con người lao động: “hai bắp tay tròn vo rám nắng…thân người to và chắc nịch…”
+ Chiến đặc biệt giống má khi thu xếp việc nhà trước khi cùng em trai lên đường tòng quân: biết lo liệu, thu xếp việc nhà đâu ra đấy…
+ Chiến biết nhường nhịn em nhưng cũng rất kiên quyết khi ghi tên tòng quân…
+ Là một cô gái đầy nữ tính: lúc nào cũng mang theo bên mình cây lược...
c. Nghệ thuật xây dựng nhân vật:
- Nhà văn đã xây dựng nhân vật vừa có cá tính vừa phù hợp với lứa tuổi, giới tính…
- Nguyễn Thi đã sử dụng ngôn ngữ Nam Bộ vừa thể hiện nét riêng của nhân vật vừa tạo nên màu sắc địa phương độc đáo cho tác phẩm.
- Trong người anh hùng luôn có sự kết hợp giữa cái đời thường và cái phi thường – đó là hình mẫu về người anh hùng chúng ta thường gặp trong tác phẩm của Nguyễn Thi.
3. Đánh giá khái quát:
- Khẳng định tính chính xác của ý kiến.
- Chiến và Việt là khúc sông sau chảy xa hơn trong dòng sông của một gia đình cách mạng. Họ là hiện thân cho vẻ đẹp của thế hệ thanh niên Việt Nam thời chống Mĩ với những phẩm chất của người anh hùng trên quê hương nam Bộ.
SOẠN VĂN 12 TẬP 2
CHƯƠNG 3. DI TRUYỀN HỌC QUẦN THỂ
Đề kiểm tra 15 phút - Học kì 2 - Ngữ văn 12
ĐỀ THI HỌC KÌ 2 - ĐỊA LÍ 12
ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA MÔN NGỮ VĂN