Đề bài
Tả cây bàng mà em đã từng thấy
Phương pháp giải - Xem chi tiết
A. Mở bài: Giới thiệu về cây bàng
B. Thân bài: Tả các bộ phận của cây bàng hoặc sự biến đổi của cây qua các mùa trong năm.
C. Kết bài: Cảm nghĩ của em về cây bàng.
Lời giải chi tiết
Bài tham khảo 1:
Trên sân trường em trồng rất nhiều cây bàng để tạo bóng mát cho học sinh vui chơi. Nhưng được yêu thích nhất, là “cây bàng lùn” ở cạnh sân chào cờ.
Gọi là cây bàng lùn, bởi vì cây có chiều cao khá khiêm tốn, chỉ khoảng dưới 2m mà thôi. Thân cây to và chắc như cột nhà. Vì cây thấp, nên ngay từ cách mặt đất chừng hơn nửa mét, cây đã mọc cành. Cành bàng lớn như bắp tay, dài hai đến ba mét. Mọc ngang ra, bè bè như cái mái chèo. Từ các cành chính, những cành con mọc ngang, mọc dọc, đan xen với nhau tạo thành một cái mái che xanh um. Lá bàng to lắm, có lá còn lớn như quyển vở của em. Lá không quá dày, màu xanh bóng mượt. Ngày hè, chúng em thường hái để làm mũ che hay quạt mát. Mùa thu, lá bàng chuyển màu vàng, đỏ sẫm rồi rụng hết khi sang đông. Để lại thân cây trơ trọi. Rồi khi xuân đến, cây lại đâm chồi nảy lộc, trổ lá đơm hoa kết trái. Lại xanh mơn mởn như những ngày cô đơn kia chỉ là giấc mơ.
Em yêu lắm cây bàng ấy. Nơi em cùng bạn bè sớm hôm đến trường, học tập rồi vui chơi. Chính cây bàng cũng là một người bạn tri kỉ và thầm lặng của chúng em ở mái trường này.
Bài tham khảo 2:
Cái Thuỳ chăm chỉ nhặt từng cái lá bàng rụng, xếp lại thành chồng như bạn. Những cái lá này chơi bán hàng thì thích biết mấy. Nhưng nó không thích chơi bán hàng. Nó chỉ chắt chiu giữ từng cái lá bàng như vậy. Từng li, từng tí của cây bàng này, cái gì nó cũng quý. Đối với nó, cây bàng này thật thân thiết.
Cái cây ấy mùa này hết tầng lá nọ đến tầng lá kia che kín không cho một tia nắng rọi được xuống đất để cho chúng em chơi đùa. Mùa hè này những cái lá to của nó toàn một màu xanh ngắt, màu xanh mát mẻ biết bao nhiêu!
Sang cuối thu, lá của nó ngả thành màu tía và bắt đầu rụng xuống. Cái màu tím kì diệu không thể thấy bất cứ một cây nào khác kia, càng nhìn càng đẹp. Đố anh hoạ sĩ nào pha đúng cái màu tía của cây bàng cuối thu. Những lá ấy rụng xuống mỗi ngày mỗi nhiều. Cái Thuỳ cứ đi học về là ra nhặt sạch từng cái. Nó xếp từng chồng, to ra to nhỏ ra nhỏ, để gọn lại vào góc nhà.
Qua mùa đông, cây bàng trụi không còn một lá, cành lá như khô lại in trên nền trời đẹp. Trong những ngày rét nhất, đám cành trơ trụi đó như cố co minh vào để chịu cho được cái rét buốt của mùa đông. Trong những cành trơ trụi ấy, cái Thuỳ và những bạn nhỏ của nó thương xót trong lòng. Chúng nghĩ rằng mình có áo, còn những cành trụi trơ trước ngoài trời chắc rét lắm!
Cho tới mùa xuân, chỉ một đêm thôi, những chồi xanh li ti đã điểm kín tất cả những cành to, cành nhỏ chỉ một đêm sau, rỗi từng ngày từng ngày, những chồi xanh ấy lớn nhanh như thổi, mỗi ngày mỗi khác nữa kia. Mùa xuân của cây bàng cũng như tuổi thơ của chúng nó vậy.
Đảo Vũ (Trích Danh dự của chúng em)
CHƯƠNG III. DẤU HIỆU CHIA HẾT CHO 2, 5, 9, 3. GIỚI THIỆU HÌNH BÌNH HÀNH
Bài 1. Nước Văn Lang
Bài tập cuối tuần 6
Bài tập cuối tuần 15
Bài tập cuối tuần 31
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4