Đề bài
Tả cây phong
Phương pháp giải - Xem chi tiết
- Mở đoạn: Giới thiệu khái quát về cây phong
- Thân đoạn: Có thể làm theo hai cách sau:
+ Cách 1: Tả bao quát rồi tả từng bộ phận của cây phong
+ Cách 2: Tả sự thay đổi của cây phong qua các thời kì
Bài viết dưới đây được làm theo cách thứ 2.
- Kết đoạn: Cảm nghĩ về cây phong
Lời giải chi tiết
... Trong làng tôi không thiếu gì các loại cây, nhưng hai cây phong này khác hẳn. Chúng có tiếng nói riêng và hẳn có một tâm hồn riêng, một tâm hồn chứa chan những lời ca êm đềm. Dù ta có tới đây lúc nào: ban ngày hay ban đêm, chúng vẫn nghiêng ngả thân cây, lay động lá cành, không ngớt tiếng rì rào theo nhiều cung bậc khác nhau. Có khi tưởng chừng như một làn sóng thuỷ triều dâng lên vỗ vào bãi cát. Có khi nghe như một tiếng thì thầm tha thiết nồng thắm chuyển qua lá cành như một đám lửa vô hình. Có khi hai cây phong bỗng im bặt một thoáng, rồi khắp lá cành lại cất tiếng thở dài một hơi như thương tiếc người nào. Và khi mây đen kéo đến cùng với bão giông, xô gãy cành, tỉa trụi lá, hai cây phong nghiêng ngả tấm thân dẻo dai và reo vù vù như một ngọn lửa bốc cháy rừng rực. Và trong tiếng gầm bất khuất của chúng, ngỡ chừng như ai nghe thấy lời thách thức ngỗ ngược! "Không, đừng hòng bắt ta phải khom lưng khuất phục, đừng hòng bẻ gãy thân ta.”
T.Ai-Ma-Tôp
(Trích Người thầy đầu tiên)
Đề thi giữa kì 2
Mở đầu
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2
Unit 7. What do you like doing?
Chủ đề: Quyền và bổn phận trẻ em
SGK Tiếng Việt Lớp 4
VBT Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4