Bài 1. Tập hợp
Bài 10. Số nguyên tố. Hợp số
Bài 2. Tập hợp các số tự nhiên
Bài 8. Dấu hiệu chia hết cho 2, cho 5
Bài 6. Thứ tự thực hiện các phép tính
Bài 3. Phép công, phép trừ các số tự nhiên
Bài 5. Phép tính lũy thừa với số mũ tự nhiên
Bài 9. Dấu hiệu chia hết cho 3, cho 9
Bài 7. Quan hệ chia hết. Tính chất chia hết
Bài tập cuối chương I
Bài 12. Ước chung và ước chung lớn nhất
Bài 13. Bội chung và bội chung nhỏ nhất
Bài 4. Phép nhân, phép chia các số tự nhiên
Bài 11. Phân tích một số ra thừa số nguyên tố
1. Ví dụ. Kí hiệu, cách viết tập hợp. Phần tử của tập hợp
Một tập hợp ( gọi tắt là tập) bao gồm những đối tượng nhất định, những đối tượng đó được gọi là những phần tử của tập hợp mà ta nhắc đến.
Tập hợp là khái niệm cơ bản thường dùng trong toán học và cuộc sống. Ta hiểu tập hợp thông qua các ví dụ.
+ Ví dụ 1: Tập hợp các bạn nữ trong lớp 6A bao gồm tất cả các bạn nữ của lớp 6A. Đối tượng của tập hợp này là các bạn nữ của lớp 6A. Mỗi một bạn là một phần tử.
+ Ví dụ 2: Tập hợp các số nhỏ hơn \(6\)gồm tất cả các số nhỏ hơn 6, đó là 0,1,2,3,4,5. Mỗi một số trong 6 số này là một phần tử của tập hợp, chẳng hạn số 0 là một phần tử, số 1 cũng là một phần tử.
+ Hình ảnh minh họa ví dụ 2: Tập hợp các số nhỏ hơn 6 là các số trong hình quả trứng.
Kí hiệu:
+) Ta thường đặt tên cho tập hợp bằng các chữ cái in hoa: A, B, C, D,...
Ví dụ 2:
+) Kí hiệu tập hợp các số tự nhiên nhỏ hơn 6 là A.
Số 0 là một phần tử của A, ta kí hiệu là “\[0 \in A\]”, đọc là “0 thuộc A” hoặc “0 là phần tử của A”.
+) Số 8 không là phần tử của A, kí hiệu “\(8 \notin A\)” đọc là “8 không thuộc A” hoặc “8 không là phần tử của A”.
Cách viết tập hợp: Các phần tử của tập hợp được viết trong 2 dấu ngoặc nhọn, cách nhau bởi dấu phảy. Mỗi phần tử được liệt kê 1 lần, thứ tự tùy ý
2. Cách cho 1 tập hợp
Để viết tập hợp thường có hai cách :
Cách 1: Liệt kê các phần tử của tập hợp
Chú ý:
+ Các phần tử của một tập hợp được viết trong hai dấu ngoặc nhọn { }, ngăn cách nhau bởi dấu “ ; ” (nếu có phần tử số) hoặc dấu “ ,”
+ Mỗi phần tử được liệt kê một lần , thứ tự liệt kê tùy ý.
Ví dụ 3 : Tập hợp B gồm tất cả các số nhỏ hơn 5
Kí hiệu: \[B = \left\{ {0;1;2;3;4} \right\} = \left\{ {2;1;0;3;4} \right\}\]
Ta không được viết \[B = \left\{ {0;\underline {1;1} ;2;3;4} \right\}\] cách viết này có hai số 1 là cách viết sai.
Cách 2: Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của tập hợp đó
Ví dụ 4 : \(B = \{ x|x < 5\} \)
Tập hợp A trên hình vẽ \(A = \left\{ {0;1;2;3;4;5} \right\}\). Các số 1,2,3,4,5 được viết trong dấu { } và bị ngăn cách nhau bởi dấu “;”.
Tập rỗng:
Tập rỗng là tập hợp không có phần tử nào, kí hiệu \(\emptyset \).
Ví dụ lớp 6A không có bạn nào trên 100kg. Nên tập hợp các bạn trên 100kg của lớp 6A là tập rỗng.
Phương pháp:
Dùng một chữ cái in hoa và dấu ngoặc nhọn, ta có thể viết một tập hợp theo hai cách:
- Liệt kê các phần tử của nó.
- Chỉ ra tính chất đặc trưng cho các phần tử của nó
Phương pháp:
- Nắm vững ý nghĩa các kí hiệu \( \in \) và \( \notin \)
- Kí hiệu \( \in \) đọc là “phần tử của” hoặc “thuộc”.
- Kí hiệu \( \notin \) đọc là “không phải là phần tử của” hoặc ‘không thuộc”.\(\)
Phương pháp:
Sử dụng biểu đồ ven. Đó là một đường cong khép kín, không tự cắt, mỗi phần tử của tập hợp được biểu diễn bởi một điểm ở bên trong đường cong đó.
Unit 10. Our Houses in the Future
Bài 5: Những nẻo đường xứ sở
Chủ đề 5. Trò chơi dân gian
GIẢI SBT TOÁN 6 TẬP 2 CÁNH DIỀU
GIẢI LỊCH SỬ 6 KẾT NỐI TRI THỨC VỚI CUỘC SỐNG
Ôn tập hè Toán Lớp 6
Bài tập trắc nghiệm Toán - Cánh diều
Bài tập trắc nghiệm Toán - Kết nối tri thức
Bài tập trắc nghiệm Toán 6 - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Toán lớp 6
SBT Toán - Cánh diều Lớp 6
SBT Toán - Kết nối tri thức Lớp 6
SBT Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 6
Tài liệu Dạy - học Toán Lớp 6
SGK Toán - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SGK Toán - Kết nối tri thức Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Cánh diều
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra Toán - Kết nối tri thức
Vở thực hành Toán Lớp 6