Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Tôi mong sao chàng cũng có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc như tôi, tôi chỉ thương cho chàng vì ngày ngày chịu đựng sự nhục nhã, đày đoạ từ người vợ cay nghiệt.
Hôm đó tốt ngày, tôi sai người đến mời Thúc Sinh, tôi đã rất xúc động khi gặp lại chàng, cả đêm hôm trước tôi đã nhớ lại hình ảnh của Thúc Lang - một chàng trai hào hoa, phong nhã, dốc lòng nhân nghĩa cứu tôi ra khỏi chốn lầu xanh. Nhưng hôm đó, trước mắt tôi là một Thúc Sinh khác hẳn, chàng nhút nhát, nghe vẻ sợ sệt, mình run lên như một chú dế nhỏ, mặt chàng tái lại, tôi hết sức bất ngờ, tôi không thể tìm thấy ở chàng con người xưa, tính cách phong lưu, mực thước mà tôi hằng kính trọng. Có phải chốn gươm đao, hay chính nơi quan đường đã làm chàng hoảng sợ, hay rằng chàng đang cảm thấu xấu hổ vì đã không bảo vệ được tôi, hoặc người vợ độc ác đã biến chàng thành một kẻ nhu nhược, hèn nhát...? Càng nghĩ như thế, tôi càng thương chàng hơn, tôi tiến đến và hỏi han Thúc Sinh: “Ôi hỡi Thúc Lang, chàng ơi, gặp lại người xưa, thiếp chẳng thể ngờ, qua bao nhiêu năm gian lao cách trở chàng còn nhớ thiếp chăng?” Tôi và Thúc Sinh ai nấy đều bồi hồi, xao xuyến, cùng nhau nhớ lại những tình nghĩa xưa. Tôi rằng: Xưa kia, chàng đã hào phóng ra tay giúp thiếp, nay được nương vào chốn giàu sang, thiếp vẫn chẳng quên ơn chàng. Nay chàng hãy nhận của thiếp chút quà báo đáp, gọi là.”. Nói rồi, tôi cho người mang đến trăm cuốn gấm và một nghìn cân bạc. Tôi mong sao chàng cũng có được cuộc sống bình yên, hạnh phúc như tôi, tôi chỉ thương cho chàng vì ngày ngày chịu đựng sự nhục nhã, đày đoạ từ người vợ cay nghiệt.