I. Chuẩn bị
1. Thiết bị, dụng cụ
- Kính hiển vi có vật kính 10x, 40x; Kính lúp.
- Dao lam, ống nhỏ giọt, lam kính, lamen.
- Nước cất.
2. Mẫu vật
- Rêu tường: Mẫu vật thật hoặc ảnh cây rêu có đủ rễ, thân, lá, túi bao tử.
- Thông: Cành thông mang cả nón đực và nón cái hoặc ảnh cây thông có thân, lá, nón đực, nón cái.
- Bí ngô: Quả bí ngô đã già hoặc ảnh bổ đôi quả bí, ảnh cây bí ngô có hoa, quả, rễ, thân, lá.
II. Cách tiến hành
1. Quan sát đại diện thực vật không có mạch
- Sử dụng kính lúp quan sát các cơ quan của rêu: rễ, thân (có phân nhánh không), lá, vị trí bào tử.
- Dùng dao lam cắt một lát mỏng ngang thân cây rêu quan sát bằng kính hiển vi ở vật kính 10x và 40x xem thân cây có mạch dẫn hay không.
2. Quan sát đại diện ngành Dương xỉ
- Xác định các bộ phận cây dương xỉ: rễ, thân, lá, lá non.
- Tìm và chỉ ra vị trí ổ bào tử dương xỉ hoặc quả bào tử cây cỏ bợ.
3. Quan sát đại diện ngành Hạt trần
- Hình thái cây thông: rễ, thân, lá.
- Cơ quan sinh sản: Nón đực mọc thành từng cụm, nhỏ, màu vàng; nón cái mọc riêng rẽ, lớn hơn nón đực.
- Vị trí của hạt thông.
4. Quan sát đại diện ngành Hạt kín
- Cơ quan cây bí ngô có hoa, quả, rễ, thân, lá.
- Cơ quan sinh sản: Hoa đực, hoa cái.
- Vị trí của hạt.
Bài 10: Mẹ thiên nhiên
Unit 10: My dream job
BÀI 8: TIẾT KIỆM
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Lịch sử lớp 6
CHƯƠNG VI: TỪ TẾ BÀO TỚI CƠ THỂ
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6