Dàn ý
Dàn ý
I. Mở bài:
- Giới thiệu sơ lược về loài cây em sẽ thuyết minh.
II. Thân bài: thuyết minh về loài cây đó
1. Nguồn gốc:
- Cây đó có từ bao giờ, bắt nguồn từ đâu
- Mọc ở đâu trên Việt Nam (đồi núi hay đồng bằng).
2. Phân loại:
- Loài cây đó được phân chia ra làm những loại nào.
3. Đặc điểm của cây:
- Cây sống trên loại đất nào.
- Qúa trình phát triển của cây.
- Miêu tả thân, lá, quả, rễ.
- Thời gian cho hoa, kết quả
4. Tác dụng của cây:
- Trong lao động: giúp ích cho người như thế nào.
- Trong sinh hoạt: gắn bó với con người ra sao.
- Trong chiến đấu: cây đã góp phần vào những cuộc kháng chiến trường kì của đất nước như thế nào.
III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về loài cây em yêu
Tình cảm của em với loài cây này.
Bài mẫu
Bài mẫu
Bài tham khảo số 1
Đất nước Việt Nam ta được thiên nhiên ban tặng cho rất nhiều loại trái cây thơm ngon. Mỗi loài mang một hương vị khác nhau, một hình dáng khác nhau. Và có lẽ về sự dẻo thơm thì chuối là loại quả thơm ngon nhất trong số tất cả các loại hoa quả. Ngoài ra, cây chuối còn rất nhiều tác dụng trong đời sống Việt Nam.
Chuối được trồng rất nhiều ở nông thôn và rất ưa nước nên người ta thường trồng bên ao hồ rất xanh và tươi tốt; còn ở rừng, bên những khe suối hay thung lũng, chuối mọc thành rừng bạt ngàn, vô tận. Chuối phát triển rất nhanh. Chuối có gốc tròn như đầu người, lớn dần theo thời gian, có rễ chùm nằm dưới mặt đất. Thân chuối thuôn, thẳng, có màu xanh rì là do từng lớp lá mọc đè lên nhau thành từng lớp, từng lớp, bao trùm cái ruột rỗng bên trong. Lá chuối mọc thành từng tàu, to bản. Mỗi cây chuối đều cho một buồng chuối. Có buồng chuối trăm quả và nhiều hơn thế. Không thiếu những buồng chuối dài từ ngọn cầy uốn trĩu xuống tận gốc cây. Chuối chặt theo nải. Quả chuối có nhiều hình dạng tuỳ thuộc vào từng loại khác nhau. Ví dụ: chuối ta có dáng thuôn dài, vỏ xanh; còn chuối tiêu quả căng tròn, vỏ mỏng, thịt dày, vỏ vàng. Ngoài ra còn có chuối hương, chuối ngự. chuối sứ, chuối mường...
Trong đời sống vật chất của con người Việt Nam thì chuối là một loài cây hữu dụng từ thân đến lá, từ gốc đến hoa, quả. Thân chuối rỗng nên người xưa hay dùng thay phao, ngoài ra còn làm thức ăn cho gia súc. Lá chuối tươi rửa sạch dùng để gói xôi, bánh giầy, bánh cốm, bánh chưng... và một trò chơi dân gian mà trẻ con hay chơi là cưỡi ngựa. Lá chuối khô cũng dùng để gói bánh gai hay cuộn chặt thay nút chai khá tốt. Bắp chuối thì chẻ ngọn nhỏ làm nộm, tương tự với nõn chuối làm rau sống hay ăn kèm với bún ốc, bún riêu. Trái chuối xanh hay được nấu cùng các thức ăn có vị tanh như ốc, lươn,... vừa khử tanh lại vừa làm cho món ăn thêm ngon, thêm đa dạng. Trái chuối chín là một thức quả được nhiều người ưa chuộng.
Cây chuối cho ta thật nhiều công dụng, không chỉ trong đời sống vật chất mà còn ở đời sống tinh thần: cây chuối là biểu tượng cho làng quê Việt Nam. Nải chuối chín không thể thiếu trong các mâm cúng trời, đất, tổ tiên. Cây chuối gắn liền với cuộc sống nông thôn, với đất nước, dân tộc ta.
Cây chuối gắn bó từ bao đời nay và đã dâng hiến tất cả cho con người Việt Nam, từ đời sống vật chất cho tới đời sống tinh thần. Cây chuối là niềm tự hào không chỉ của thiên nhiên, của đất mẹ mà còn của nông dân Việt Nam; cây chuối sẽ mãi là hình ảnh đẹp trong lòng mọi người.
Xem thêm bài tham khảo khác:
Bài tham khảo số 2
CHƯƠNG 1: ĐIỆN HỌC
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 9
Bài 18
Đề thi vào 10 môn Văn Phú Thọ
Đề thi vào 10 môn Văn Quảng Trị