Thuyết minh về một loài hoa truyền thống của dân tộc Việt Nam (hoa đào)

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Dàn ý
Bài mẫu
Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Dàn ý
Bài mẫu

Dàn ý

Dàn ý

1. Mở bài:

– Giới thiệu về hoa đào:

+ Là một loài hoa đẹp, hoa đào là biểu tượng của mùa xuân

+ Có ý nghĩa trong ngày tết cổ truyền

2.Thân bài:

a. Nguồn gốc, xuất xứ: 

- Hoa đào có tên khoa học là Persica. Vì vậy nhiều người cho rằng nguồn gốc nó xuất phát từ Ba Tư.

- Một số truyền thuyết kể rằng nó được du nhập từ đất nước Ba Tư xinh đẹp qua con đường tơ lụa.

- Nhiều người lại cho rằng nó xuất phát từ Trung Quốc. Họ thấy người dân Trung Hoa xưa đã biết trồng cây hoa đào từ rất sớm.

b. Các bộ phận cây đào

- Rễ cây: cây đào có rễ cọc, thường cắm sâu vào đất và hút nước tốt. Vì vậy, trong ngày lễ Tết, một số cây đào chơi Tết khi đánh lên cho vào chậu vẫn giữ được lượng nước tốt. Cây tươi tắn lâu mà không hề bị héo

- Thân cây: thân cây đào thường không quá to, có màu nâu nhưng một số loại cây có thể có màu trắng.

- Lá đào: là loại lá kim, nhỏ. Phần đầu của lá thường nhọn, có màu sắc xanh mơn mởn

- Hoa đào: đây là bộ phận đẹp nhất. Từ khi là một nụ hoa chúm chím đã có màu hồng nhạt. Khi nở rộ màu sắc tươi hơn. Một bông có từ 15-20 cánh hoa. Màu sắc hoa đào thì vô cùng đa dạng: từ hồng phấn, hồng nhạt đến hồng đậm.

- Quả đào: đây là bộ phận có thể ăn được và vào loại trái cây ngon. Quả đào là loại quả hạch, thịt mềm. Lớp vỏ ngoài có màu xanh, khi chín chuyển sang màu hồng. Phần thịt ban đầu trắng khi chín chuyển sang vàng. Vị quả đào cũng tùy từng loại nhưng khi chín đều rất thơm và có vị ngọt.

c. Phân loại:

Hoa đào có rất nhiều loại: gồm đào bích, đào thất thốn, đào phai, đào bạch, đào mốc…Nhưng phổ biến nhất vẫn là đào bích với cánh hoa to, nhiều và có màu đỏ rực rỡ.

d. Ý nghĩa 

- Có ý nghĩa báo hiệu một mùa xuân mới trong năm. Hoa đào là loài hoa nở vào mùa xuân, đặc biệt là tiết trời se lạnh. Vì vậy nó còn có ý nghĩa mang nét đặc trưng của miền Bắc

- Trong ngày lễ tết cổ truyền của Việt Nam: hoa đào mang ý nghĩa ngày tết, đón tài lộc về với mọi nhà.

- Loài hoa đào còn có ý nghĩa biểu tượng cho cái đẹp và đi vào thơ ca, văn chương đời sống.

3. Kết bài:

- Khẳng định lại vẻ đẹp của cây hoa đào

- Cảm nhận về ý nghĩa của hoa đào.

Bài mẫu

Bài mẫu

     Hàng năm mỗi độ tết đến xuân về, tiết trời ấm áp là lúc hoa đào bắt đầu nở rộ. Hoa đào sẽ tô thêm vẻ đẹp cho hương sắc của mùa xuân, khiến cho cái tết của mọi nhà thêm ấm áp. Hầu hết các tỉnh ở Bắc Bộ đều coi hoa đào là đặc trưng trong ngày tết của mình.

     Đào xuất hiện ở Việt Nam đó từ rất lâu đời. Khi tiết trời báo hiệu mùa xuân sắp đến, chúng ta có thể ghé thăm làng hoa Nhật tân, Ngọc Hà ở Hà Nội…chúng ta sẽ được hưởng một cảm giác vô cùng mới mẻ của rừng đào bạt ngàn.

     Người ta đã đặt cho đào với tên khoa học là Prunus Persica. Có nhiều giống đào nhưng đào bích được coi là giống đào đẹp nhất. Hoa đào bích có nhiều cánh xếp chồng lên nhau màu hồng thẫm, loại này được trồng để chỉ lấy hoa. Giống thứ hai là giống đào phai, hoa có năm cánh, cánh màu phớt hồng, được trồng để lấy quả. Giống đào bạch hiếm thấy, cây nhỏ ít hoa có màu trắng tinh khiết. Đào thất thốn có hoa màu đỏ thẫm, khó trồng, khó chăm sóc, nên ít được người ta trồng.

     Mùa xuân đến hoa đào nở rộ, cánh đào mỏng mềm và mịn như nhung, có những năm khi tết đã đến, xuân về nhưng tiết trời lạnh, hoa đào không thể nở được. Đào mọc thành từng bông riêng lẻ chứ không mọc thành chùm. Hoa đào thường nở 4-5 ngày thì tàn. Để cho ra một cây hoa đào đẹp, người trồng đào phải mất rất nhiều thời gian và công sức để trồng đào.

     Đào trồng để ăn quả thì không phải chăm sóc nhiều. Từ việc đốn cành tỉa lá uốn cây theo các thế khác nhau đều phải rất tỉ mỉ và khéo léo. Trước tết khoảng 15 ngày, người trồng đào phải tuốt lá để đào sai hoa vào đúng dịp Tết. Ngày tết mà có cảnh đào trong nhà, sẽ tạo nên sự ấm cúng, một năm mới đủ đầy của mỗi nhà.

     Bên cạnh bánh chưng xanh, câu đối đỏ, mâm cỗ tất niên là cành đào nhỏ, góp phần tăng thêm hương vị cho ngày tết. Đào không chỉ góp phần tô đậm thêm cho hương sắc của mùa xuân mà còn là loại cây mang lại giá trị kinh tế cao. Tùy thuộc vào mức độ đẹp và to nhỏ khác nhau mà mỗi cây đào có giá khác nhau, chúng có giá từ vài chục nghìn đến vài triệu đồng.

     Hoa đào cùng với bánh chưng xanh là thứ không thể thiếu trong dịp lễ tết cổ truyền của dân tộc. Khách du lịch đến Việt Nam coi cành đào là món quà mang giá trị tinh thần lớn, những người con xa xứ khi ngắm cành đào lại nhớ về quê hương, như được sống với không khí tết của quê hương mình. 

     Cây đào không chỉ để làm cảnh, lấy quả mà còn dùng để chế thuốc rất hiệu quả. Hoa đào được chế làm thuốc đắp mặt, đem lại là da mát, mịn màng, hồng hào cho người phụ nữ. Hoa đào còn được chế thành thuốc chữa bệnh bí đại tiện rất hiệu quả.

     Xã hội phát triển, con người có nhiều thứ để bày trong ngày tết, nhưng hoa đào vẫn luôn được mọi người yêu thích. Dù có những lễ vật sang trọng đến đâu, người ta vẫn muốn có một cây đào đẹp trong ngôi nhà của mình vào dịp tết.

Nguồn: Sưu tầm

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved