Dàn ý
Dàn ý
1. Mở bài
- Giới thiệu về đồ chơi dân gian: chong chóng là một thứ đồ chơi hết sức gần gũi với thiếu nhi.
2. Thân bài
a. Cấu tạo và cách làm
*Chong chóng hai cánh
- Que tre mỏng, bề ngang độ gần một phân và bề dài chừng 20 phân.
- Ở hai đầu que thường dán hai mảnh giấy chữ nhật hoặc tam giác, loại giấy hơi cứng, đáy quay về hai phía trái nghịch nhau.
- Hai mảnh giấy này, dù hình chữ nhật hay hình tam giác cũng phải cân nhau chong chóng mới quay mạnh.
- Giữa thân que tre có dùi một lỗ nhỏ.
- Qua lỗ nhỏ này xỏ một chiếc cán thường cùng bằng tre, chiếc cán ở đầu nhỏ hơn lỗ dùi nói trên, đầu chỉ dài vào khoảng một hai phân tây, rồi đến thân cán to hơn được tiện bằng, chi chừa lại đầu cán.
* Chong chóng bốn cánh
- Chiếc chong chóng này chỉ có cán bằng tre còn thân hoàn toàn bằng giấy.
- Lấy một mảnh giấy vuông cắt làm tám mảnh nhưng chỉ cắt lưng chừng mà chẳng rời nhau, cắt theo bốn góc và bốn đường ở giữa bốn cạnh.
- Cắt như vậy rồi, lấy bốn mảnh, cách một mảnh lại lấy một mảnh lên dán dầu những mảnh này đấu vào nhau.
- Các em đã có chiếc chong chóng bốn cánh tạo nên do bốn mảnh còn lại.
- Nhằm đúng giữa mảnh giấy dùi một lỗ nhỏ, lỗ nhỏ này dùi sướt qua cả phía bốn đầu mánh giấy dán đấu vào nhau để có thể thể qua được chiếc cán.
- Chiếc cán cùng giống chiếc cán của chong chóng hai cánh.
b. Phân loại: Có loại chong chóng 2 cánh, có loại 4 cánh.
c. Cách chơi chong chóng:
- Cắm chong chóng vào cán, đưa ra gió là chong chóng quay.
- Các em có thể cầm cán chạy quanh đường làng hoặc để ở cửa sổ chong chóng quay trông rất thích mắt.
d. Ý nghĩa:
- Giải trí.
- Cánh diều gắn bó với tuổi thơ, đem ước mơ bay cao bay xa hơn.
3. Kết bài
- Nêu cảm nghĩ về chong chóng.
Bài mẫu
Bài mẫu
Tuổi thơ không một đứa trẻ nào lại không biết đến chiếc chong chóng. Chong chóng chính là một thứ đồ chơi hết sức gần gũi và thân thuộc với lứa tuổi thiếu nhi. Đây là món đồ chơi dân gian khiến trẻ em vui khi cầm nó trong tay và người lớn thì thấy ấm áp mỗi khi trông thấy tuổi thơ ùa về.
Chong chóng được biết đến là thứ đồ chơi của trẻ em khi ra gió thì quay tít. Và đây cũng chính là thứ đồ chơi mà các em nhỏ hay chơi, khi không có gió thì các em cầm trên tay và chạy trên khắp đường làng để cho chiếc chong chóng quay tít trông rất đẹp mắt.
Chong chóng thường được làm bằng giấy, có chiếc chong chóng làm bằng lá dứa hoặc nhiều chất liệu nhẹ khác trông rất đẹp.
Chong chóng có loại hai cánh và loại bốn cánh. Chong chóng hai cánh là chiếc chong chóng bằng một que tre mỏng như chiếc đóm. Bề ngang độ gần một phân và bề dài chừng 20 phân. Đặc biệt hơn đó chính là ở hai đầu que thường dán hai mảnh giấy chữ nhật, và đó cũng chính là loại giấy hơi cứng, nó dường như có đáy quay về hai phía trái nghịch nhau. Và cũng như thay vì hai mảnh giấy chữ nhật là hai mảnh giấy hình tam giác, hai mảnh giấy có hình tam giác này lại như có đáy dán vào que tre, còn đỉnh quay trở ra ngoài. Hai mảnh giấy này, dù là hình chữ nhật hay hình tam giác cũng phải cân nhau chong chóng mới quay mạnh được. Chiếc chong chóng khi ở giữa thân que tre có dùi một lỗ nhỏ. Cũng thông qua lỗ nhỏ này mà các em nhỏ có thể xỏ một chiếc cán thường cùng bằng tre chắc chắn. Chú ý đó chính là chính chiếc cán ở đầu nhỏ hơn lỗ dùi nói trên, đầu chỉ dài vào khoảng một hai phân tây. Thế rồi đến thân cán to hơn được tiện bằng, chỉ chừa lại đầu cán.
Chong chóng bốn cánh có 4 cánh màu xanh đỏ khác nhau. Loại chong chóng này có một chiếc que tre mỏng mỏng như que đóm. Và bề ngang của nó lại có một phân có chiều dài chừng 20 cm. Ở hai đầu của chong chóng lại được dán hai đầu là hình chữ nhật như được dán trái nghịch nhau.
Nhìn kỹ sẽ thấy được chiếc chong chóng này chỉ có cán bằng tre còn thân hoàn toàn bằng giấy. Nó được cấu tạo và làm rất đơn giản, đó là một mảnh giấy vuông sau đó cắt thành tám mảnh nhưng cắt khéo léo sao cho nửa chừng mà thôi. Khi cắt xong thì các miếng của mảnh giấy như vẫn dính lại vào với nhau ở giữa một chút. Tại chính điểm chính giữa đó lấy một mảnh sau đó lại để lại một mảnh bẻ và dán lên đầu những mảnh giấy này lại với nhau. Thế là cũng đã có thể hoàn thành được chiếc chong chóng đẹp mắt với 4 cánh. Từ chỗ chính giữa mà các cánh đó dán lại với nhau rồi thì tạo ra một chiếc lỗ để có thể xỏ qua đó một chiếc cán nhỏ rồi chiếc cán nhỏ đó lại được buộc ở một chiếc gậy chắc chắn hơn. Cứ gặp những cơn gió ngược là chiếc chong chóng đó lại bắt đầu quay tít.
Trẻ con khi đi chơi chong chóng với bạn bè xong, về nhà thường lại đặt chiếc chong chóng đó bên chiếc cửa sổ. Thỉnh thoảng cơn gió thổi qua lại làm cho nó quay tít trông rất đẹp mắt.
Chong chóng là một trò chơi chung của các em nam nữ khắp nơi, các em chơi quanh năm. Trò chơi giúp các em luyện sự khéo tay, và cho các em hiểu gió có thể tạo một sức mạnh ly tâm làm cho chong chóng quay. Đây chính một món quà quý giá giúp tuổi thơ của các em thêm ý nghĩa và nhiều kỉ niệm.
SGK Toán 8 - Cánh Diều tập 1
Bài 21. Con người và môi trường địa lí
Chương I. Phản ứng hóa học
Bài 6: Xác định mục tiêu cá nhân
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều tập 2
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Cánh Diều
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8