I. Chuẩn bị
1. Địa điểm
Lựa chọn địa điểm thuận lợi và phù hợp với vị trí, điều kiện của trường: vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, thảm cầm viên,…
2. Dụng cụ
Dán nhãn mẫu gồm các thông tin
- Tên loài
- Địa điểm thu thập
- Môi trường sống
- Ngày lấy mẫu
- Học sinh lấy mẫu
3. Yêu cầu
- Quan sát theo nhóm hoàn thành bài thu hoạch.
- Chấp hành nghiêm túc các quy định của buổi ngoại khóa và hướng dẫn của giáo viên.
- Trang phục gọnn gàng, phù hợp.
- Lưu ý một số sinh vật có thể gây độc.
II. Cách tiến hành
1. Hướng dẫn chung
- Quan sát cơ thể và các bộ phận của sinh vật bằng mắt thường, kính lúp, ống nhòm.
- Chụp ảnh, ghi chép lại các thông tin tên loài, môi trường sống, số lượng, kích thước các loài.
- Thu lại mẫu đã quan sát nếu có thể, làm tập san.
2. Tìm hiểu về thực vật và động vật
a) Quan sát môi trường sống, vai trò của thực vật và động vật.
b) Quan sát hình thái, phân loại một số nhóm thực vật và động vật.
- Quan sát đặc điểm hình thái và dựa vào các đặc điểm đặc trưng của các ngành/lớp thực vật, động vật đã học để tiến hành phân loại.
- Tìm và ghi lại các đặc điểm hình thái phù hợp với môi trường sống.
c) Cách bắt thả mẫu
- Ở nước: Dùng vợt bắt động vật thủy sinh để vớt lên rồi chuyển sang khay nước.
- Động vật biết bay, nhảy: Dùng vợt bắt bướm, cần khóa vợt để giữ.
- Dùng tay bắt trực tiếp với động vật an toàn, dùng panh kẹp để bắt các loài đốt, cắn hoặc tiết ra chất độc.
Unit 7: The time machine
CHƯƠNG 2. SỐ NGUYÊN
Bài 9: Trái Đất - Ngôi nhà chung
Đề thi học kì 2
Vở thực hành Khoa học tự nhiên 6 - Tập 2
SGK KHTN - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Kết nối tri thức
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Chân trời sáng tạo
Đề thi, đề kiểm tra KHTN - Cánh diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 6
SGK KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Cánh Diều Lớp 6
SBT KHTN - Chân trời sáng tạo Lớp 6
SBT KHTN - Kết nối tri thức Lớp 6
Vở thực hành Khoa học tự nhiên Lớp 6