Tổng hợp các bài văn nghị luận về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Tổng hợp các đoạn văn nghị luận về tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
Tổng hợp các cách mở bài, kết bài cho tác phẩm Tuyên bố thế giới về sự sống còn, quyền được bảo vệ và phát triển của trẻ em
MB 1
MB 1
Lỗ Tấn (1881 - 1936) là nhà văn cách mạng nổi tiếng của Trung Quốc. Truyện cố hương là một truyện ngắn tuyệt hay và xúc động. Nó man mác một tình quê vơi đầy. Nó ghi lại một cách chân thực cảm động ký ức tuổi thơ. Nó phản ánh số phận những con người quê hương với bao nỗi buồn thương và hi vọng. Các nhân vật như tôi, mẹ tôi, cháu Hoàng, Nhuận Thổ, Thủy Sinh, chị Hai Dương là những con người của quê hương, gợi ra bao nỗi buồn vui về nơi chôn nhau cắt rốn sâu nặng nghĩa tình.
MB 2
MB 2
Nhắc đến dòng Văn học hiện thực Trung Quốc khó có thể quên được Lỗ Tấn - vị “danh y tinh thần” lỗi lạc của dân tộc Trung Hoa. Sỡ dĩ có thể gọi như vậy vì như chính Lỗ Tấn có lần tâm sự trong “Vì sao tôi viết tiểu thuyết”: “Mỗi khi chọn đề tài, tôi đều chọn những người bất hạnh trong xã hội bệnh tật, với mục đích lôi hết bệnh của họ ra, làm cho mọi người chú ý tìm cách chạy chữa". Tư tưởng ấy của nhà văn được thể hiện qua việc diễn tả nỗi đau xót của nhân vật tôi về sự thay đổi diện mạo tinh thần của Nhuận Thổ trong truyện ngắn “Cố hương”.
MB 3
MB 3
Hình ảnh quê hương đã in dấu lại trong sáng tác của rất nhiều những nghệ sĩ trong đó có Lỗ Tấn. Nhắc đến ông là nhắc đến một nhà văn nổi tiếng, có nhiều đóng góp cho kho tàng văn chương Trung Quốc nói riêng và thế giới nói chung. Các tác phẩm tiêu biểu của Lỗ Tấn phải kể đến: “AQ chính truyện”, “Thuốc”, “Nhật kí của một người điên”,… và sẽ là một thiếu sót lớn nếu chúng ta không nhắc đến truyện ngắn “Cố hương”.
MB 4
MB 4
Lỗ Tấn (1881 – 1936) là nhà tư tưởng lớn, nhà văn hiện thực nổi tiếng của Trung Quốc vào thời kì đầu thế kỉ XX. Sự nghiệp sáng tác mà ông để lại cho đời rất đồ sộ và đa dạng, trong đó có 17 tập tạp văn và hai tập truyện ngắn xuất sắc là “Gào thét” (1923) và “Bàng hoàng” (1926). Một trong những tác phẩm tiêu biểu nhất của tập "Gào thét" là truyện ngắn "Cố hương".
MB 5
MB 5
Tình yêu quê hương dường như là thứ tình cảm luôn thường trực trong mỗi con người. Lúc còn bé, tình yêu quê gắn với yêu gia đình, yêu những cảnh vật bình dị của quê hương. Khi lớn lên, yêu quê là nỗi nhớ mong cồn cào, da diết mỗi lần phải xa quê, là háo hức, mong chờ khi được trở về nơi chốn ta đã sinh ra và lớn lên. Tình yêu quê luôn được các nhà văn truyền tải hết sức chân thành, mộc mạc trong các tác phẩm của mình. Đến với “Cố hương” của Lỗ Tấn, ta sẽ cùng với nhà văn làm cuộc hành trình đi về miền quê cũ, tuy rằng miền quê ấy giờ đây đã đổi khác và chẳng còn vẹn nguyên, tươi đẹp như xưa.
Câu hỏi tự luyện Sử 9
Bài 13. Vai trò đặc điểm phát triển và phân bố của dịch vụ
Đề thi vào 10 môn Toán Vĩnh Phúc
Đề cương ôn tập học kì 2
DI TRUYỀN VÀ BIẾN DỊ