1. Đọc hiểu văn bản: Tác gia Nguyễn Du
2. Đọc hiểu văn bản: Trao duyên (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
3. Đọc hiểu văn bản: Độc Tiểu Thanh kí (Đọc truyện về nàng Tiểu Thanh - Nguyễn Du)
4. Thực hành tiếng Việt: Biện pháp tu từ lặp cấu trúc, biện pháp tu từ đối
5. Viết: Viết văn bản thuyết minh về một tác phẩm văn học
6. Nói và nghe: Giới thiệu về một tác phẩm văn học
7. Củng cố, mở rộng trang 28
8. Thực hành đọc: Chí khí anh hùng (Trích Truyện Kiều - Nguyễn Du)
9. Thực hành đọc: Mộng đắc thái liên (Mơ đi hái sen - Nguyễn Du)
1. Đọc hiểu văn bản: Ai đã đặt tên cho dòng sông? (Trích - Hoàng Phủ Ngọc Tường)
2. Đọc hiểu văn bản: "Và tôi vẫn muốn mẹ..."
3. Đọc hiểu văn bản: Cà Mau quê xứ
4. Thực hành tiếng Việt: Một số hiện tượng phá vỡ những quy tắc ngôn ngữ thông thường: đặc điểm và tác dụng (tiếp theo)
5. Viết: Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong đời sống xã hội
6. Nói và nghe: Thảo luận, tranh luận về một vấn đề trong đời sống
7. Củng cố, mở rộng trang 59
8. Thực hành đọc: Cây diêm cuối cùng
1. Đọc hiểu văn bản: Nữ phóng viên đầu tiên (Trần Nhật Vy)
2. Đọc hiểu văn bản: Trí thông minh nhân tạo (Trích 50 ý tưởng về tương lai - Ri-sát Oát-xơn - Richard Watson)
3. Đọc hiểu văn bản: Pa-ra-lim-pích (Paralympic): Một lịch sử chữa lành những vết thương (Huy Đăng)
4. Thực hành tiếng Việt: Sử dụng phương tiện phi ngôn ngữ
5. Viết: Viết văn bản thuyết minh về một sự vật, hiện tượng trong tự nhiên
6. Nói và nghe: Tranh biện về một vấn đề trong đời sống
7. Củng cố, mở rộng trang 88
8. Thực hành đọc: Ca nhạc ở Miệt Vườn (Trích Văn minh Miệt Vườn - Sơn Nam)
1. Đọc hiểu văn bản: Bài ca ngất ngưởng (Nguyễn Công Trứ)
2. Đọc hiểu văn bản: Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc (Nguyễn Đình Chiểu)
3. Đọc hiểu văn bản: Cộng đồng và cá thể (Trích Thế giới như tôi thấy - An-be Anh-xtanh - Albert Einstein)
4. Thực hành tiếng Việt: Cách giải thích nghĩa của từ
5. Viết: Viết văn bản nghị luận về một tác phẩm nghệ thuật
6. Nói và nghe: Giới thiệu về một tác phẩm nghệ thuật (tiếp theo)
7. Củng cố, mở rộng trang 119
8. Thực hành đọc: "Làm việc" cũng là "làm người"!
Nội dung câu hỏi:
Chọn thực hiện theo nhóm học tập một trong các nội dung sau:
Nội dung 1.
Thuyết trình về một tác phẩm văn học được khuyến nghị đọc ở phần Củng cố, mở rộng của mỗi bài học.
Nội dung 2.
Trình bày bài thuyết minh về một vấn đề xã hội được tự chọn (có thể dựa vào bài viết của mình về vấn đề này, nếu đã có).
Nội dung 3.
Giới thiệu một tác phẩm nghệ thuật từng để lại cho bạn nhiều suy nghĩ về vấn đề lựa chọn và hành động trong cuộc đời.
Phương pháp giải:
- Dựa vào những kiến thức đã được học và hiểu biết của bản thân để thực hiện phần thảo luận.
Lời giải chi tiết:
Tham khảo: Nội dung 1
Kính chào thầy cô và các bạn học sinh, tôi tên là…, học sinh lớp… trường… Sau đây, tôi sẽ giới thiệu về bài thơ Vội vàng của tác giả Xuân Diệu.
Có người từng nói, Thơ Mới như một cây nấm lạ trên thân cây là nền văn học hiện đại Việt Nam. Đúng như thế, ra đời trong những năm 1932 – 1945, Thơ Mới thật sự đã đem lại một làn gió mới cho nền văn học, mà nếu như không nhắc tới ông hoàng thơ tình Xuân Diệu lại là một thiếu sót lớn. Xuân Diệu đã khoác lên mình một tấm áo tân kì rồi bước vào thi đàn Việt Nam với tác phẩm "Vội vàng", đem đến cho văn chương một nguồn mĩ cảm dồi dào.
"Vội vàng" được in trong tập "Thơ thơ" (1933 – 1938), xuất bản năm 1938 – thời kì trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, khi nhân dân ta còn chìm trong ách đô hộ của thực dân Pháp. Đó là một hoàn cảnh lịch sử hết sức phức tạp, khi cái tôi cá nhân của những người sáng tác đang trỗi dậy thì lại gặp phải cảnh nước mất nhà tan, họ không có quyền bộc lộ mình, cho nên nền Thơ Mới giai đoạn này tràn ngập nỗi buồn sầu với nhiều cung bậc khác nhau. Ngay đến thi sĩ Xuân Diệu của chúng ta, một người vốn nổi tiếng với những bản tình ca lãng mạn, với niềm say mê và khát khao giao cảm với đời tha thiết, cũng không giấu nổi nỗi buồn vu vơ hay nỗi ám ảnh về thời gian, về tuổi trẻ. "Vội vàng" là bài thơ thể hiện rõ nhất cảm hứng ấy của ông. Bao trùm bài thơ là trạng thái đắm say đến điên cuồng, một khát khao giao cảm với thời da diết, đằng sau đó ẩn chứa những quan niệm nhân sinh hoàn toàn mới mẻ. Cái tôi của nhà thơ đã ẩn mình trong từng câu từng chữ, biến bài thơ thành một trong những áng thi ca hay nhất trong phong trào Thơ Mới. Bài thơ theo thể thơ tự do được tổ chức theo 3 phần: phần một với 11 câu thơ đầu diễn tả tình yêu tha thiết, mãnh liệt của nhà thơ với thiên nhiên và cuộc sống, phần hai với 18 câu thơ tiếp theo lại đưa người đọc trở về với nỗi ám ảnh, những sự băn khoăn về thời gian và tuổi trẻ trôi đi quá nhanh, phần cuối với các câu thơ còn lại lại thể hiện khát vọng sống, khát vọng yêu đương mãnh liệt. Thể thơ tự do giúp tác giả dễ dàng bày tỏ những cảm xúc riêng tư của mình.
Cả bài thơ là tình yêu cuộc sống, tình yêu đời tha thiết và có ý kiến từng cho rằng Xuân Diệu đã xây dựng được cả một lầu thơ trên mặt đất. Những câu thơ đầy ái tình nồng say như đưa tâm hồn người đọc vào thế giới thơ lãng mạn của ông hoàng thơ tình:
"Của ong bướm này đây tuần tháng mật
Này đây hoa của đồng nội xanh rì
Này đây lá của cành tơ phơ phất
Của yến anh này đây khúc tình si..."
Khác với các nhà Thơ mới khác, họ không tìm được mối giao cảm với đời nên phải thoát lên tiên, phiêu lưu trong trường tình, đòi "một tinh cầu giá lạnh" hay "một vì sao trơ trọi giữa trời xanh", Xuân Diệu tìm thấy mọi vẻ đẹp ngay trong cuộc sống nơi trần thế để mà giao cảm, để tình tự. Thế nhưng cũng bởi vì quá mê say vẻ đẹp ấy mà ông lại băn khoăn trong nỗi ám ảnh vì thời gian trôi nhanh đến bất ngờ:
"Nói làm chi rằng xuân vẫn tuần hoàn
Mà tuổi trẻ chẳng hai lần thắm lại
Còn trời đất những chẳng còn tôi mãi
Nên bâng khuâng tôi tiếc cả đất trời"
Người xưa coi thời gian tuần hoàn còn ở đây Xuân Diệu đã đóng góp một cái nhìn đầy mới mẻ: thời gian một đi không trở lại và vì thế, ông tiếc nuối tuổi trẻ của bản thân, tiếc những vẻ đẹp rồi sẽ bị thời gian cuồn đi mất. Những đóng góp mới mẻ của Xuân Diệu khiến ông có một chỗ đứng vững chắc, xứng đáng là ông hoàng của nền thơ Việt Nam lúc bấy giờ.
Về nghệ thuật, bài thơ cũng đã đạt được một số nghệ thuật đặc sắc. Tiêu biểu nhất có lẽ chính là việc sử dụng ngôn ngữ và sáng tạo hình ảnh thơ. Những từ ngữ tượng hình "xanh rì, cành tơ, ..." làm nổi bật vẻ đẹp trong trẻo, đầy sức sống xuân sắc xuân thì của thiên nhiên đất trời. Những hình ảnh được sử dụng rất đắt, nhất là hình ảnh "ánh sáng chớp hàng mi", ánh sáng được ví nhưng cái chớp mắt đa tình của người thiếu nữ càng tôn lên vẻ đẹp duyên dáng, đắm say của đất trời vào xuân.
Tóm lại, với một tâm hồn thơ đa cảm, một tài năng nghệ thuật đặc sắc, Xuân Diệu đã góp vào vườn thơ hiện đại Việt Nam một áng thơ được coi là tuyệt mĩ. "Vội vàng" đã trở thành một trong những áng thơ bất hủ, là tượng đài của nền thi ca Việt Nam.
Trên đây là phần trình bày của tôi, cảm ơn thầy cô và các bạn đã lắng nghe. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp.
Unit 6. World heritages
Chuyên đề 3: Một số vấn đề về pháp luật lao động
Chương VI. Động cơ đốt trong
Bài 12: Alkane
Ngữ âm
Soạn văn chi tiết Lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11