Qúa trình hình thành và phát triển, mục tiêu của ASEAN
Lời giải ý 1
1. Nội dung câu hỏi
Dựa vào hình 12.4, 13.2 và thông tin trong bài hãy:
- Xác định trên bản đồ các quốc gia đã gia nhập ASEAN.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung lý thuyết (SGK tr.66, 67), nghiên cứu hình 12.4, 13.2.
3. Lời giải chi tiết
Hiện nay, ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên, là: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Thái Lan, Mi-an-ma, Xin-ga-po, Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia, Bru-nây.
Lời giải ý 2
1. Nội dung câu hỏi
Dựa vào hình 12.4, 13.2 và thông tin trong bài hãy:
- Trình bày quá trình hình thành và phát triển của ASEAN.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung lý thuyết (SGK tr.66, 67), nghiên cứu hình 12.4, 13.2.
3. Lời giải chi tiết
- Thời gian thành lập: Ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu: In-đô-nê-xi-a, Ma-lai-xi-a, Phi-líp-pin, Xin-ga-po và Thái Lan.
- Năm 2021: ASEAN gồm 10 thành viên, các thành viên gia nhập sau này gồm: Bru-nây (1984), Việt Nam (1995), Lào và Mi-an-ma (1997), Cam-pu-chia (1999).
- Ngày 22/11/2015, trong cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Cu-a-la Lăm-pơ (Ma-lai-xia-), lãnh đạo các quốc gia ASEAN đã kí kết tuyên bố chung, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.
- Cộng đồng ASEAN đã chính thức trở thành một thực thể pháp lí vào ngày 31/12/2015.
Lời giải ý 3
1. Nội dung câu hỏi
Dựa vào hình 12.4, 13.2 và thông tin trong bài hãy:
- Trình bày các mục tiêu của ASEAN, so sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU.
2. Phương pháp giải
Dựa vào nội dung lý thuyết (SGK tr.66, 67), nghiên cứu hình 12.4, 13.2.
3. Lời giải chi tiết
- Mục tiêu của ASEAN: Các mục tiêu chính của ASEAN được quy định trong Hiến chương bao gồm:
+ Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa của các nước thành viên, thu hẹp khoảng cách phát triển.
+ Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.
+ Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, hành chính,...).
+ Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.
→ Mục tiêu chung: đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển hướng đến “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng”
- So sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU:
+ Giống nhau: thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên trên nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng,…
+ Khác nhau:
• EU: sự thống nhất, liên kết giữa các nước thành viên xuất phát từ lĩnh vực kinh tế, thương mại.
• ASEAN: động cơ liên kết ban đầu của các nước là hợp tác về chính trị - an ninh (do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bối cảnh thế giới và khu vực lúc bấy giờ).
Chương 6: Hợp chất carbonyl - Carboxylic acid
Chủ đề 2. Chủ nghĩa xã hội từ năm 1917 đến nay
CHƯƠNG II - DÒNG ĐIỆN KHÔNG ĐỔI
Chương IV. Phòng, trị bệnh cho vật nuôi
Chương IV. Sản xuất cơ khí
SGK Địa lí Lớp 11
SBT Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Địa lí 11
SGK Địa lí 11 - Cánh Diều
SBT Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Địa lí 11 - Cánh Diều
SBT Địa lí 11 - Cánh Diều
SGK Địa lí 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 11
SBT Địa lí Lớp 11
Tập bản đồ Địa lí Lớp 11