Khoanh tròn vào chữ cái trước phương án em chọn.
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Thất nghiệp là
A. tình trạng của những người lao động đang chuẩn bị đi tìm kiếm việc làm.
B. tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.
C. người lao động không đi tìm việc làm mà trông chờ vào Nhà nước và các tổ chức xã hội.
D. người lao động không đủ sức khoẻ để làm việc và đang tìm một việc làm khác phủ hợp hơn.
2. Phương pháp giải
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 4: Thất nghiệp – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
3. Lời giải chi tiết
Chọn B. tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.
Giải thích: Thất nghiệp là tình trạng người lao động mong muốn có việc làm nhưng chưa tìm được việc làm.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Việc phân loại thất nghiệp thường dựa trên cơ sở nào?
A. Lí do thất nghiệp.
B. Sự tác động của các yếu tố khách quan.
C. Nguồn gốc và tính chất thất nghiệp.
D. Sự tác động của thất nghiệp.
2. Phương pháp giải
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 4: Thất nghiệp – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
3. Lời giải chi tiết
Chọn C. Nguồn gốc và tính chất thất nghiệp.
Giải thích: Thất nghiệp được phân loại như sau:
- Phân loại theo nguồn gốc thất nghiệp: Thất nghiệp tự nhiên (Thất nghiệp tạm thời, thất nghiệp cơ cấu) và thất nghiệp chu kì.
- Phân loại theo tính chất: Thất nghiệp tự nguyện và thất nghiệp không tự nguyện.
Lời giải phần c
1. Nội dung câu hỏi
Vai trò của Nhà nước trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp thể hiện:
A. Trong hệ thống chính trị, Nhà nước giữ vị trí trung tâm.
B. Nhà nước có vai trò chủ đạo, đặc biệt quan trọng, mang tính chất quyết định trong hệ thống chính trị.
C. Nhà nước có khả năng và điều kiện tạo việc làm cho tất cả những người bị thất nghiệp.
D. Nhà nước thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người lao động.
2. Phương pháp giải
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 4: Thất nghiệp – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
3. Lời giải chi tiết
Chọn D. Nhà nước thực hiện các chính sách an sinh xã hội, hỗ trợ các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người lao động.
Giải thích: Khi tỷ lệ thất nghiệp tăng cao, Nhà nước sử dụng nhiều giải pháp để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp, trong đó có việc thực hiện chính sách an sinh xã hội, chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp để giải quyết việc làm cho người lao động.
Lời giải phần d
1. Nội dung câu hỏi
Để dự báo tình hình thất nghiệp, Nhà nước đã làm gì?
A. Đào tạo lại nguồn nhân lực.
B. Hoàn thiện khung pháp lí về lao động, việc làm.
C. Thường xuyên điều tra và thông tin về tình hình thất nghiệp.
D. Giúp người dân nhận thức được các loại hình thất nghiệp.
2. Phương pháp giải
Đọc và nghiên cứu lại nội dung Bài 4: Thất nghiệp – SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 để trả lời các câu hỏi trắc nghiệm.
3. Lời giải chi tiết
Chọn C. Thường xuyên điều tra và thông tin về tình hình thất nghiệp.
Giải thích: Nhà nước đóng vai trò quan trọng trong việc kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp. Cụ thể, nhà nước thường xuyên thông tin về tình hình thất nghiệp, từ đó dự báo, đồng thời đưa ra các giải pháp để kiểm soát và kiềm chế thất nghiệp.
Unit 4: Global warming
Chủ đề 5: Kĩ thuật đánh đầu
Chương 2: Sóng
Chủ đề: Sử dụng các yếu tố tự nhiên, dinh dưỡng để rèn luyện sức khỏe và phát triển thể chất
Chuyên đề 1. Dinh dưỡng khoáng - Tăng năng suất cây trồng và nông nghiệp sạch
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục kinh tế và pháp luật lớp 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11
SBT Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 11 - Cánh Diều