Nội dung câu hỏi:
Dựa vào nội dung giới thiệu vở hài kịch Trưởng giả học làm sang trong SGK, hãy nêu đặc điểm của thể loại hài kịch thông qua một số yếu tố của vở hài kịch này.
Phương pháp giải:
Dựa vào kiến thức đã học về hài kịch để trả lời câu hỏi.
Lời giải chi tiết:
- Những đặc điểm của thể loại hài kịch trong văn bản Trưởng giả học làm sang:
Sự mất cân bằng đối xứng giữa hình thức với nội dung, giữa cái biểu hiện bên ngoài với cái bên trong. Khán giả cười ông Giuốc-đanh ngu dốt chẳng biết gì, chỉ vì thói học đòi làm sang mà bác phó may và tay thợ phụ lợi dụng hết để kiếm chác.
Người ta cười vì thấy ông ngớ ngẩn khi tin rằng những người quý tộc thường mặc áo hoa ngược, rồi người ta cười ông vì cứ moi tiền ra cho để lấy về được cái danh quý tộc hão.
Hàng loạt chi tiết gây cười: bộ lễ phục với bông hoa ngược, tiền thưởng cho những tiếng tung hô, nịnh bợ, vẻ vênh vác rởm hợm của ông Giuốc đanh khi mặc lễ phục.
Nếu xem tận mắt lớp kịch này được diễn trên sân khấu, khán giả sẽ được một trận cười đau bụng khi nhìn thấy cảnh ông Giuốc-đanh bị 4 tay thợ phụ lột quần áo ra và mặc cho bộ lễ phục lố lăng theo nhịp điệu, màu sắc thì dớ dẩn, chẳng ra làm sao mà vẫn vênh váo ra vẻ ta đây là quý tộc, là người quý phái, sang trọng. Và qua nhân vật ông Giuốc-đanh, tác giả cũng chế giễu thói học đòi làm sang vẫn thường thấy trong xã hội.
Các đặc điểm của hài kịch:
Nhân vật của hài kịch là đối tượng của tiếng cười, gồm những người hiện thân cho các thói tật xấu hay những gì thấp kém trong xã hội. Tính cách của nhân vật hài kịch được thể hiện qua những biến cố dẫn đến sự phơi bày, phê phán cái xâu.
Hành động trong hài kịch là toàn bộ hoạt động cúa các nhân vật (bao gồm lời thoại, điệu bộ, cử chỉ... ) tạo nên nội dung của tác phẩm hài kịch. Hành động thể hiện qua lời thoại dưới các dạng: tấn công - phản công: thăm dò - lảng tránh; chất vấn - chối cãi, thuyết phục - phủ nhận/ bác bỏ; cầu xin - từ chối,... Mọi hành động lớn nhỏ trong kịch nói chung, hài kịch nói riêng đều dẫn tới xung đột và giải quyết xung đột, qua đó, thể hiện chủ đề của tác phẩm.
Xung đột kịch thường này sinh dựa trên sự di lập, mâu thuẫn tạo nên tác động qua lại giữa các nhân vật hay các thế lực. Có nhiều kiểu xung đột: xung đột giữa cái cao cả với cải cao cả, giữa cái cao cả với cái thấp kém, giữa cải thấp kém với cái thấp kém,.... Trong hài kịch, do đặc điểm, tính chất của các nhân vật, xung đột thường diễn ra giữa cái thấp kém với cải thấp kém.
Lời thoại là lời của các nhân vật hài kịch nói với nhau (đối thoại), nói với bản thân. (độc thoại) hay nói với khán giả (bàng thoại), góp phần thúc đẩy xung đột hài kịch phát triển.
Lời chỉ dẫn sân khấu là những lời chú thích ngắn gọn của tác giá biên kịch (thường để trong ngoặc đơn) nhằm hướng dẫn, gợi ý vẻ cách bài trí, xử lí âm thanh, ánh sáng, việc vào - ra sân khấu của diễn viên thủ vai nhân vật cùng trang phục, hành động, cử chỉ, cách nói năng của họ,...
CHƯƠNG 3. TUẦN HOÀN
Thể thao tự chọn
Bài 34
CHƯƠNG 4. OXI - KHÔNG KHÍ
Unit 7: My Neighborhood - Láng giềng của tôi
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8