Nội dung câu hỏi:
Có thể hoán đổi vị trí của hai động từ (hắt, reo) miêu tả hình ảnh “nắng mới” trong khổ thơ thứ nhất (Mỗi lần nắng mới hắt bên song) và thứ hai (Mỗi lần nắng mới reo ngoài nội) được không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Trả lời theo ý hiểu và đưa ra lí giải hợp lí.
Lời giải chi tiết:
Không thể hoán đổi vị trị của hai từ “hắt”, “reo” vì:
- Hắt (trong nắng mới hắt bên song): nắng nhạt, xuyên qua song cửa, qua không gian hẹp mà đổ bóng xuống, gợi cái hiu hắt, trĩu nặng, buồn bã.
- Reo (trong nắng mới reo ngoài nội): động từ nhân hóa ánh nắng mới như biết reo cười, bày tỏ sự vui mừng, phấn khởi. Không gian mở rộng mênh mang thỏa sức cho nắng bung tỏa, tràn trề, “reo” cùng với hương đồng gió nội. Ánh nắng như ca vui, rộn ràng, tươi tắn, trong trẻo và náo nức! Ánh nắng như tiếng reo vui của tâm hồn trẻ thơ. Nắng “reo”, nắng ca hát, nắng vui, nắng tươi, nắng đẹp,... Nắng là tâm trạng náo nức, hạnh phúc của tâm hồn nhà thơ khi được sống trong tình yêu thương của mẹ.
Chương V. Điện
Unit 8: English speaking countries
Tiếng Anh 8 mới tập 1
Bài 4. Bảo vệ lẽ phải
Bài 13:Phòng chống tệ nạn xã hội
Soạn văn siêu ngắn Lớp 8
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 8 - Cánh Diều
VBT Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Ngữ văn 8
SGK Ngữ văn 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 8 - Cánh Diều
SGK Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo
Soạn văn chi tiết Lớp 8
Tác giả - Tác phẩm văn Lớp 8
Văn mẫu Lớp 8
Vở bài tập Ngữ văn Lớp 8