Nội dung câu hỏi:
Đề tài: Lớp bạn tổ chức buổi thảo luận về chủ điểm: “Những bài ca về lòng yêu nước”. Ban tổ chức gợi ý một số vấn đề như sau:
- Lòng yêu nước của người Việt Nam đã thể hiện qua âm nhạc như thế nào?
- Bài hát về lòng yêu nước có nhất định phải thuộc dòng nhạc cách mạng không?
- Các bản tình ca có thể chứa đựng tình yêu nước hay không?
- Bạn biết những bài thơ nào viết về lòng yêu nước đã được phổ nhạc?
- Tuổi trẻ ngày nay cảm thấy thế nào khi nghe những bài hát về lòng yêu nước?
Hãy chọn một trong các vấn đề nêu trên, chuẩn bị ý kiến để tham gia thảo luận, tranh luận (lưu ý không chọn và trình bày đề tài mà bạn đã thực hiện trên lớp).
Phương pháp giải:
Dựa vào những kiến thức về phần nói để chọn một vấn đề để tham gia thảo luận.
Lời giải chi tiết:
Thảo luận ý: Bài hát về lòng yêu nước có nhất định phải thuộc dòng nhạc cách mạng không?
Trong bài "Báo cáo chính trị" của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đọc tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ hai của Đảng Lao động Việt Nam - tháng 2 năm 1951 có viết: "Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước. Đó là một truyền thống quý báu của ta ...". Tinh thần yêu nước là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc Việt Nam ta từ bao đời nay. Tình yêu quê hương, đất nước được thể hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, một trong số đó có thể kể đến là các ca khúc, được sáng tác bởi những con người yêu nước. Các thế hệ các nghệ sĩ, nhạc sĩ đã và đang đóng góp vào kho tàng văn hóa, văn nghệ nhiều tác phẩm có giá trị và ý nghĩa.
Trải qua những thăng trầm lịch sử, các sáng tác đậm chất thơ và tinh thần yêu nước đó vẫn mãi ở trong lòng những người con của Tổ quốc Việt Nam và đặc biệt là với những con người thuộc thế hệ trẻ. Những ca khúc về lòng yêu nước, không còn bị giới hạn trong dòng nhạc cách mạng mà nó ngày một phát triển, mở rộng ra dưới nhiều dòng nhạc khác nhau như nhạc pop, rap, điện tử, nhạc đồng quê…
Bước vào thế kỉ 21, thế hệ sau cách mạnh cũng đã có những sáng tác vô cùng mới mẻ để thể hiện lòng yêu nước trong sáng và nồng nàn ấy. Quá khứ hào hùng và hiện tại lạc quan tiếp tục đan xen nhau, tạo thành khối đoàn kết và thương yêu vững chắc trên giải đất hình chữ S.
Một số sáng tác có thể kể đến:
1. Màu cờ tôi yêu (1979)
Sáng tác: Phạm Tuyên
2. Lá cờ (2010)
Sáng tác : Tạ Quang Thắng
3. Đi trong mùa hè
Sáng tác: Đen Vâu và Trần Tiến.
Bên cạnh những ca khúc trên vẫn còn có rất nhiều ca khúc và những sáng tác giản dị hay hùng tráng thể hiện tinh thần quật cường và lòng yêu nước nồng nàn của người dân Việt Nam. Thế giới biến động và mang đến rất nhiều đổi thay, nhưng tình yêu của hàng triệu trái tim đồng lòng ấy là điểm tựa mãi mãi không bao giờ thay đổi.
Ngóng gió đông - Nguyễn Đình Chiểu
Chủ đề 1. Cách mạng tư sản và sự phát triển của chủ nghĩa tư bản
Chủ đề 4. Trách nhiệm với gia đình
Câu hỏi tự luyện Sinh 11
Unit 0: Introduction
Soạn văn chi tiết Lớp 11
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SBT Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
SGK Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Ngữ Văn lớp 11
SBT Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo
Chuyên đề học tập Ngữ văn 11 - Cánh Diều
Tuyển tập những bài văn hay Ngữ văn 11 - Kết nối tri thức với cuộc sống
Soạn văn siêu ngắn Lớp 11
Tác giả - Tác phẩm Lớp 11
Văn mẫu Lớp 11