SBT Ngữ văn 11 - Chân trời sáng tạo tập 1

Trả lời câu hỏi 3 trang 65

Nội dung câu hỏi: 

Trình bày đề cương báo cáo nghiên cứu về vấn đề: Khảo sát hiện tượng miệt thị ngoại hình của người khác trong lớp của bạn.

 

Phương pháp giải:

Dựa vào những kiến thức phần nói để trình bày đề cương báo cáo.

 

Lời giải chi tiết:

"Body-shaming” (miệt thị ngoại hình) là một hiện tượng ngày càng trở nên phổ biến trong xã hội hiện nay và trở thành nỗi ám ảnh của nhiều người. Có thể thấy, bất kỳ ai trong chúng ta đều có nguy cơ trở thành nạn nhân của “body-shaming” bao gồm cả việc tự mình đánh giá tiêu cực về ngoại hình của bản thân.

Nâng cao nhận thức và niềm tin

Hành vi “body-shaming” thường được hiểu là việc một cá nhân sử dụng ngôn ngữ, hành vi để chê bai hoặc bình luận tiêu cực về ngoại hình của người khác. Điều này khiến cho người nghe cảm thấy khó chịu, thậm chí cảm thấy bị xúc phạm và tổn thương tâm lý. Ngoài ra, “body-shaming” cũng bao gồm hành vi tự miệt thị ngoại hình bản thân, tức là bản thân cảm thấy tự ti với ngoại hình của chính mình. Một số kiểu “body-shaming” thường gặp như miệt thị về thân hình, số đo 3 vòng; miệt thị về màu da, làn da; miệt thị về khuôn mặt; miệt thị về cân nặng,... Trong đó, miệt thị về thân hình là hình thức rất phổ biến.

Hành vi “body-shaming” đang tồn tại và tác động tiêu cực đến cuộc sống của nhiều người do nhiều yếu tố ảnh hưởng khác nhau. Nói về những yếu tố thuộc về bản thân người bị “body-shaming”, điều quan trọng nhất là nâng cao nhận thức, niềm tin của mỗi người: “Một số người hướng đến tiêu chuẩn hoàn hảo về mặt ngoại hình như số đo ba vòng, chiều cao, cân nặng..., chính vì vậy, họ dễ bị ảnh hưởng bởi những lời nhận xét tiêu cực của người khác và cảm thấy tự ti về bản thân”.

Bên cạnh đó, những yếu tố xã hội (môi trường bên ngoài) cũng tác động không nhỏ đến nhận thức của mỗi người về tiêu chuẩn của cái đẹp. “Trong xã hội hiện đại ngày nay, mọi người có xu hướng coi trọng đặc điểm bề ngoài và đâu đó hình thành nên những tiêu chuẩn về ngoại hình, đặc biệt là ở các bạn trẻ và những người hoạt động trong lĩnh vực văn hóa nghệ thuật, thường xuyên phải xuất hiện trước công chúng, thì ngoại hình càng trở nên quan trọng. Họ cũng chính là những đối tượng hay bị phán xét, chế giễu, miệt thị cơ thể”.

“Body-shaming” - Những hậu quả khôn lường

Do ảnh hưởng của tâm lý đám đông hoặc các trào lưu, mà chúng ta đã vô tình làm tổn thương nhau. Phần lớn, người có hành vi “body-shaming” với người khác thường nghĩ hành động của họ là bình thường, mục đích của họ chỉ trêu đùa và không cố ý. Vì vậy, để nhận biết những lời nói, hay hành vi như thế nào là “body-shaming”. “Body-shaming có thể vô tình hoặc hữu ý làm tổn thương người khác hoặc tự mình làm tổn thương chính mình. Những tổn thương có thể được biểu hiện ở những cảm xúc âm tính, nếu kéo dài có thể trở thành những cảm xúc tiêu cực, nó cũng có thể làm xáo trộn đời sống, ảnh hưởng đến giấc ngủ, ăn uống, thói quen sinh hoạt, học tập, công việc và các mối quan hệ xã hội. Bên cạnh sự vô tình thì trong một số trường hợp người thực hiện hành vi “body-shaming” còn cố ý gây ra điều đó với mục đích làm đối phương suy sụp về tinh thần”.

Khi một người bị “body-shaming” liên tục trong thời gian dài thì có thể ảnh hưởng đến sức khỏe thể chất lẫn tinh thần. Cụ thể, họ có thể xuất hiện những biểu hiện như tăng/giảm cân, suy nhược cơ thể hoặc dành quá nhiều thời gian để chú ý đến ngoại hình của mình. Ngoài ra, chất lượng công việc, học tập, mối quan hệ và kế hoạch tương lai cũng bị xáo trộn đáng kể. Nghiêm trọng hơn dẫn đến những rối loạn về sức khỏe tâm thần.

Trước những hậu quả nghiêm trọng của “body-shaming”, pháp luật nước ta đã ban hành những quy định liên quan để bảo vệ danh dự, nhân phẩm của mỗi cá nhân. Như vậy, những ai là nạn nhân của “body-shaming” hoàn toàn có quyền được bảo vệ trước pháp luật và những người gây ra hành vi này dù cố ý hay vô ý đều bị khiển trách. Điều này được quy định cụ thể tại Điều 20 trong Hiến pháp năm 2013: Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Về mức phạt hành chính, những người thực hiện hành vi “body-shaming” người khác sẽ bị phạt tiền từ 100.000 đồng - 300.000 đồng (khoản 1, Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP). Ngoài ra, người xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng - 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm (Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015).

Thay đổi quan điểm về khái niệm “hoàn hảo”

Để bước qua những rào cản của “body- shaming”, cần thay đổi quan điểm của bản thân về khái niệm “hoàn hảo”: “Mỗi người đều có những tiêu chuẩn riêng về ngoại hình, việc áp đặt một số tiêu chuẩn chung cho tất cả mọi người là điều không phù hợp. Ngoại hình là một trong những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình phát triển bản thân chứ không phải là yếu tố duy nhất. Thực tế, một số người có hạn chế nhất định về ngoại hình nhưng điều đó sẽ không làm thay đổi giá trị của họ”. Bên cạnh đó, tiến sĩ cho rằng, chúng ta nên có ý thức rõ ràng không có ai hoàn hảo trên mọi phương diện, đặc biệt là ngoại hình. Mỗi người sẽ có những thế mạnh, ưu điểm riêng và ngoại hình cũng vậy. Do đó, chúng ta cần yêu thương bản thân mình và trân quý những gì mình có.

Theo đó, khi nhận thức được hậu quả hoặc biểu hiện của “body-shaming” thì bản thân nên cân nhắc trước khi đưa ra những lời phán xét về ngoại hình của người khác. Đối với người chưa có hiểu biết về vấn đề này thì chúng ta có thể góp ý để họ rút kinh nghiệm. “Mỗi chúng ta cần nâng cao hiểu biết của mình về vấn đề này để không vô tình “body-shaming.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Báo cáo nội dung câu hỏi
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
Bạn chắc chắn muốn xóa nội dung này ?
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved