1. Nội dung câu hỏi:
a) Hãy đưa ra một số ví dụ về việc vận dụng hiểu biết về đường hô hấp và phổi để bảo vệ bản thân, gia đình.
b) Hen suyễn là bệnh mãn tính do viêm phế quản lâu ngày dẫn đến đường thở bị hẹp lại. Tại sao người bị hen suyễn không nên tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như khói, bụi ô nhiễm?
2. Phương pháp giải:
Vận dụng kiến thức đã học trong bài suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết:
a) Một số ví dụ về việc vận dụng hiểu biết về đường hô hấp và phổi để bảo vệ bản thân, gia đình:
- Đường dẫn khí tiếp xúc với không khí bị ô nhiễm, có chứa vi sinh vật hoặc chất gây hại dẫn đến các bệnh như viêm đường hô hấp, viêm mũi, viêm họng,… → Cần tránh xa nguồn ô nhiễm; đeo khẩu trang; thường xuyên xúc miệng, rửa mũi bằng nước muối sinh lí; hạn chế tiếp xúc với người bệnh,…
- Trời lạnh cơ thể dễ mắc các bệnh về đường hô hấp → Cần giữ ấm và làm sạch khoang mũi, giữ ấm cơ thể khi thời tiết chuyển sang mùa lạnh,…
- Tiêm vaccine phòng bệnh; tăng cường chế độ dinh dưỡng để tăng sức đề kháng cho cơ thể.
b) Người bị hen suyễn không nên tiếp xúc với các yếu tố gây dị ứng như khói bụi, khói ô nhiễm vì người bị hen suyễn thường có đường thở hẹp và dễ bị kích thích phản ứng dị ứng. Khi có các tác nhân kích thích, đường thở xuất hiện tình trạng viêm nhiễm nặng hơn, sưng phù, tiết dịch nhầy và co thắt gây giảm lưu lượng không khí đi vào phổi làm gây nên tình trạng thiếu oxygen, khó thở ở người bệnh.
Unit 10: Communication in the future
Đề thi học kì 2
Chủ đề 3. Trái tim người thầy
Chương II: NHIỆT HỌC
Bài 8. Lập kế hoạch chi tiêu
SGK Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Khoa học tự nhiên 8 - Cánh Diều
SBT Khoa học tự nhiên 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Khoa học tự nhiên 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Khoa học tự nhiên lớp 8
Tổng hợp Lí thuyết Khoa học tự nhiên 8
SBT Khoa học tự nhiên 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống