Bài 14. Chính sách cai trị của các triều đại phong kiến phương bắc và chuyển biến kinh tế xã hội Việt Nam thời Bắc thuộc
Bài 15. Các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu giành độc lập dân tộc từ đầu công nguyên đến trước thế kỉ X
Bài 16. Cuộc đấu tranh giữ gìn và phát triển văn hóa thời Bắc thuộc
Bài 17. Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
Câu 1
Quan sát các hình từ 1.3 đến 1.6, hãy cho biết kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam và hệ thống giao thông ở Hà Nội đã có sự thay đổi như thế nào. Chúng ta có cần phải biết về sự thay đổi đó không? Vì sao?
Phương pháp giải:
quan sát hình ảnh
Lời giải chi tiết:
- Quan sát các hình từ 1.3 đến 1.6, ta thấy kĩ thuật canh tác nông nghiệp của người nông dân Việt Nam và hệ thống giao thông ở Hà Nội có sự thay đổi rõ rệt.
+ Về sản xuất, canh tác: Từ thời Pháp thuộc, hoạt động sản xuất chủ yếu dựa vào sức người là chính thì ngày nay, con người đã biết vận dụng máy móc vào sản xuất.
+Về giao thông: Trong giai đoạn Pháp thuộc, con người đi bộ hoặc sử dụng tàu lửa để đi lại thì bước vào giai đoạn đổi mới, hệ thống giao thông phát triển, cầu đường được xây dựng mới, phương tiện đi lại đa dạng bao gồm xe máy, ô tô...
=> Chúng ta cần phải biết những thay đổi đó bởi vì có như vậy chúng ta mới biết về các giai đoạn phát triển của các sự kiện hiện vật trong từng thời kì lịch sử. Từ đó, thúc đẩy con người ngày càng khám phá, tìm tòi, cải tiến và sáng tạo để ngày càng phát triển hiện đại và văn minh hơn.
Câu 2
Sự kiện trong hình 1.7 đánh dấu bước ngoặt lịch sử nào của dân tộc Việt Nam?
Hình 1.7. Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình, Hà Nội (2-9-1945), thành lập nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa
Phương pháp giải:
Nêu ý nghĩa lịch sử của sự kiện đó
Lời giải chi tiết:
Sự kiện ngày 02-09-1945, chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập tại Quảng trường Ba Đình khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, sự kiện này được coi là bước ngoặt lịch sử của dân tộc Việt Nam vì:
+ phá tan xiềng xích nô lệ của thực dân Pháp hơn 80 năm và ách thống trị của phát xít Nhật gần 5 năm.
+ lật nhào ngai vàng phong kiến ngự trị ngót chục thế kỉ ở nước ta, lập nên nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa- nhà nước do nhân dân lao động làm chủ.
Câu 3
Vì sao cần phải học môn lịch sử?
Phương pháp giải:
Đọc các thông tin trong sgk
Lời giải chi tiết:
- Cần phải học lịch sử là vì:
+ Học lịch sử để biết cội nguồn của tổ tiên, quê hương, đất nước, hiểu được tổ tiên, ông cha đã sống, lao động, đấu tranh như thế nào để có được đất nước như ngày nay.
+ Học lịch sử còn giúp chúng ta hiểu được những gì nhân loại đã tạo ra trong quá khứ để xây dựng được xã hội văn minh ngày nay, từ đó hình thành được ở người học ý thức giữ gìn, phát huy những giá trị tốt đẹp cho con người trong quá khứ để lại.
Chủ đề 1. TRƯỜNG HỌC CỦA EM
GIẢI TOÁN 6 MỘT SỐ YẾU TỐ THỐNG KÊ VÀ XÁC XUẤT TẬP 1 CHÂN TRỜI SÁNG TẠO
Bài 4: Quê hương yêu dấu
Unit 4. Festivals and Free Time
Unit 1. Home & Places
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 6
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 6
SGK Lịch sử và Địa lí - CTST Lớp 6
SGK Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - Cánh diều Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - CTST Lớp 6