Câu hỏi 1
Nội dung câu hỏi:
Gạch dưới các từ ngữ được đánh dấu bằng dấu ngoặc kép:
a) Bà kể tôi nghe chuyện “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, “Cây tre trăm đốt”, “Đôi hài bảy dặm”,...
b) Chú tôi lại thích kể chuyện “Tôn Ngộ Không” và một số chuyện trong “Nghìn lẻ một đêm”.
c) Tám, chín tuổi, tôi đã mày mò đọc hết rương truyện Trung Hoa của ông thợ hớt tóc trong làng. Rồi tôi tìm đến “Không gia đình”, “Những người khốn khổ”
Phương pháp giải:
Gợi nhớ kiến thức về dấu ngoặc kép.
Lời giải chi tiết:
a) Bà kể tôi nghe chuyện “Tấm Cám”, “Thạch Sanh”, “Cây tre trăm đốt”, “Đôi hài bảy dặm”,...
b) Chú tôi lại thích kể chuyện “Tôn Ngộ Không” và một số chuyện trong “Nghìn lẻ một đêm”.
c) Tám, chín tuổi, tôi đã mày mò đọc hết rương truyện Trung Hoa của ông thợ hớt tóc trong làng. Rồi tôi tìm đến “Không gia đình”, “Những người khốn khổ”.
Câu hỏi 2
Nội dung câu hỏi:
Các dấu ngoặc kép trong bài đọc được dùng làm gì? Đánh dấu √ vào ô trống trước ý đúng:
Phương pháp giải:
Đọc kĩ bài đọc, kết hợp với kiến thức về dấu ngoặc kép để đánh dấu.
Lời giải chi tiết:
Câu hỏi 3
Nội dung câu hỏi:
Đánh dấu ngoặc kép vào vị trí thích hợp ở một trong những câu dưới đây:
a) Các tập truyện chính của ông: Bê và Sáo, Chuyện hoa chuyện quả, Lửa vàng lửa trắng,...
b) Các tập thơ: Em thích em yêu, Những người bạn nhỏ, Bạn trong vườn,...
c) Nhiều bài thơ thiếu nhi của Phạm Hổ có được sắc thái của đồng dao, vui tươi ngộ nghĩnh, dễ hiểu dễ nhớ, giàu tưởng tượng, có nhạc điệu, phù hợp với tâm lí trẻ thơ: Ngủ rồi, Xe chữa cháy, Chú bò tìm bạn,.
Phương pháp giải:
Gợi nhớ kiến thức về dấu ngoặc kép để điền vào vị trí thích hợp.
Lời giải chi tiết:
a) Các tập truyện chính của ông: “Bê và Sáo”, “Chuyện hoa chuyện quả”, “Lửa vàng lửa trăng,...”
b) Các tập thơ: “Em thích em yêu”, “Những người bạn nhỏ”, “Bạn trong vườn,”...
c) Nhiều bài thơ thiếu nhi của Phạm Hổ có được sắc thái của đồng dao, vui tươi ngộ nghĩnh, dễ hiểu dễ nhớ, giàu tưởng tượng, có nhạc điệu, phù hợp với tâm lí trẻ thơ: “Ngủ rồi”, “Xe chữa cháy”, “Chú bò tìm bạn,”.
Câu hỏi 4
Nội dung câu hỏi:
Hãy chép lại một trong hai câu sau, dùng dấu ngoặc kép để đánh dấu tên các bức tranh:
a) Cá chép trông trăng (còn có tên Lí ngư vọng nguyệt) là một trong những bức tranh tiêu biểu của tranh dân gian Hàng Trống.
b) Công múa là bức tranh cặp đôi với Cá chép trông trăng.
Phương pháp giải:
Gợi nhớ kiến thức về dấu ngoặc kép để đánh dấu.
Lời giải chi tiết:
a) “Cá chép trông trăng” (còn có tên “Lí ngư vọng nguyệt”) là một trong những bức tranh tiêu biểu của tranh dân gian Hàng Trống.
b) “Công múa” là bức tranh cặp đôi với “Cá chép trông trăng”.
VỞ BÀI TẬP TIẾNG VIỆT 4 TẬP 1
Chủ đề 3. Yêu lao động
Học kỳ 2 - SBT Global Success 4
CHỦ ĐỀ 3. ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ
Học kỳ 2 - SBT Explore Our World 4
SGK Tiếng Việt Lớp 4
SGK Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
VBT Tiếng Việt 4 - Chân trời sáng tạo
SGK Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
VBT Tiếng Việt 4 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Tiếng Việt 4 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Tiếng Việt lớp 4
Cùng em học Tiếng Việt Lớp 4
VNEN Tiếng Việt Lớp 4
Vở bài tập Tiếng Việt Lớp 4
Văn mẫu Lớp 4
Đề thi, đề kiểm tra Tiếng Việt Lớp 4
Ôn tập hè Tiếng Việt Lớp 4