Em hãy đọc thông tin và trả lời câu hỏi
Thông tin 1
TRẦN ĐẠI NGHĨA – NHÀ CHẾ TẠO VŨ KHÍ TÀI NĂNG (1913 – 1997)
Thiếu tướng Giáo sư Viện sĩ Trần Đại Nghĩa, chính tên là Phạm Quang Lễ, sinh ra ở tỉnh Vĩnh Long. Sau khi tốt nghiệp Trung học ở Sài Gòn, năm 1935 ông tiếp tục học các Trường Đại học Kĩ thuật điện, Viện Nghiên cứu máy bay và Đại học Xoóc-bon. Sau đó, ông làm việc ở công trường cầu cống, xưởng chế tạo máy bay vũ khí quân giới,... Năm 1942, ông sang Đức làm việc trong xưởng chế tạo máy bay và Viện Nghiên cứu vũ khí.
Năm 1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh sang Pháp, ông đã về nước cùng với Người, được giao chức Cục trưởng Cục Quân giới. Trong kháng chiến chống Pháp, ông đã sáng chế được các vũ khí súng không giật (SKZ), súng ba dỗ ca,... góp phần quan trọng về quân khi để giết giặc,.... Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh và tỉnh trạng lạc hậu về mọi mặt, ông đã tận dụng các phương tiện hiện có để góp phần quan trọng cho sự nghiệp giữ nước và dựng nước. Năm 1948, ông được phong hàm Thiếu tướng, năm 1952, được tuyên dương Anh hùng lao động. Trong dịp này Bác Hồ đã khen ngợi: Kĩ sư Nghĩa rất giỏi khoa học máy, nhưng khi thực hành thì không “máy móc”.
(Theo Từ điển nhân vật lịch sử Việt Nam - NXB Giáo dục, 2003, 347)
Thông tin 2. Mùa hè năm 1911, Bác đặt chân lên đất Pháp. Tiếng Pháp là một "trở ngại” trong bước đầu đi tìm đường cứu nước, cứu dân của Bác. Bác hiểu ngay rằng mình phải giao thiệp bằng tiếng Pháp để làm ăn sinh sống, để học tập và hoạt động cách mạng. Nhờ động cơ học tập đúng đắn và mạnh mẽ đó nên Bác đã nhanh chóng tìm ra được nhiều cách học thông minh, sáng tạo. Ngay trên chuyển tàu sang Pháp, Bác đã tranh thủ lúc rảnh rỗi để học đọc và viết tiếng Pháp với hai người lính trẻ được giải ngũ trở về Pháp. Họ cho Bác mượn những quyển sách nho nhỏ bằng tiếng Pháp. Khi đến thành phố La Ha-vo-ro, Bác học tiếng với cô Sen. Tóm lại, những người xung quanh dạy Bác học. Muốn biết một vật nào đó tiếng Pháp gọi là gì, Bắc chỉ vật ấy rồi hỏi, xong viết vào mảnh giấy, dán vào chỗ hay để ý nhất, để vừa làm việc vừa học được. Có khi viết chữ vào cánh tay. Tối đi làm về, Bác rửa tay rồi lại viết các chữ khác. Học được chữ nào, Bác ghép câu dùng ngay. [...]
Bác làm quen với chủ bút tờ báo "Đời sống thợ thuyền". Bác ngỏ ý muốn viết bài nhưng ngại vì tiếng Pháp còn kém. Chủ bút bảo: “Điều đó không ngại, có thế nào anh viết thế ấy. Tôi sẽ chữa bài cho anh trước khi đưa in. Anh không cần viết dài, năm sáu dòng cũng được”. Viết xong bài, Bác chép thành hai bản, một bản giữ lại. Lần sung sướng nhất trong đời viết văn, làm báo của Bác là bài đầu tiên được đăng trên tờ "Đời sống thợ thuyền”. Năm ấy là năm 1917. Bác đã so lại xem đúng sai chỗ nào, toà báo sửa cho như thế nào. Sau này, khi thấy đã bớt sai, ông chủ bút lại bảo: "Bây giờ anh viết dài một tỉ, viết độ bảy tám dòng". Rồi cứ thế, Bác viết được cả một cột báo, có khi dài hơn. Lúc ấy, người chủ bút (là bạn thân của Bác) lại bảo viết ngắn lại. Rút ngắn cũng khó như kéo dài. Nhờ kiên trì rèn luyện nên Bác đã thành công.
(Theo Kể chuyện Bác Hồ, Tập 2, NXB giáo dục Việt Nam, H, 2014, tr 221-222)
Lời giải phần a
1. Nội dung câu hỏi
Em hãy cho biết sự cần cù, sáng tạo trong lao động được thể hiện như thế nào trong từng thông tin trên.
2. Phương pháp giải
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
- Thông tin 1: Sự cần cù, sáng tạo trong lao động của Giáo sư Trần Đại Nghĩa:
+ Thiếu tướng, Giáo sư Viện sĩ Trần Đại Nghĩa luôn hăng say học tập và làm việc.
+ Ông đã sáng chế được nhiều loại vũ khí, như: vũ khí súng không giật, súng ba-dô-ca,...
+ Trong hoàn cảnh khắc nghiệt của chiến tranh và tình trạng lạc hậu về mọi mặt, ông đã tận dụng các phương tiện hiện có để góp phần quan trọng cho sự nghiệp giữ nước và dựng nước.
- Thông tin 2: Sự cần cù, sáng tạo trong lao động của Chủ tịch Hồ Chí Minh:
+ Bác Hồ luôn chú ý, học hỏi tiếng Pháp từ những người xung quanh, ví dụ: khi còn ở trên chuyến tàu sang Pháp, Bác tranh thủ lúc rảnh rỗi để học đọc và viết tiếng Pháp với hai người lính trẻ; Khi đến thành phố Lơ Ha-vơ-rơ, Bác học tiếng với cô Sen,…
+ Với lòng quyết tâm và ý chí mạnh mẽ, Bác đã tìm được cho mình nhiều phương pháp học tập thông minh và sáng tạo. Ví dụ: ghi chép từ vựng vào cánh tay để vừa làm, vừa tranh thủ học; học được chữ nào bác ghép câu dùng ngay,…
+ Bác không xấu hổ, không tự ti vì khả năng tiếng Pháp kém mà luôn sẵn sàng học hỏi và nhờ chủ bút tờ báo “Đời sống thợ thuyền” góp ý, giúp mình sửa chữa, khắc phục lỗi sai trong các bài văn, bài báo.
Lời giải phần b
1. Nội dung câu hỏi
Em hãy kể thêm những biểu hiện khác của sự cần cù, sáng tạo trong lao động.
2. Phương pháp giải
Đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
3. Lời giải chi tiết
- Biểu hiện của cần cù trong lao động:
+ Chăm chỉ, nỗ lực vươn lên trong học tập và cuộc sống.
+ Tích cực trau dồi bản thân để trở thành công dân tốt, có ích cho xã hội.
- Biểu hiện của sáng tạo trong lao động:
+ Luôn suy nghĩ, cải tiến tìm tòi cái mới.
+ Tìm cách giải quyết tối ưu để nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
Unit 9: Natural disasters
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Tiếng Anh lớp 8
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 2 môn Địa lí lớp 8
Bài giảng ôn luyện kiến thức cuối học kì 1 môn Tiếng Anh lớp 8
PHẦN MỘT. LỊCH SỬ THẾ GIỚI CẬN ĐẠI (TỪ GIỮA THẾ KỈ XVI ĐẾN NĂM 1917)
Bài tập tình huống GDCD Lớp 8
SBT Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo
SGK Giáo dục công dân 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SBT Giáo dục công dân 8 - Chân trời sáng tạo
Tổng hợp Lí thuyết Giáo dục công dân 8
SBT Giáo dục công dân 8 - Cánh Diều
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Giáo dục công dân lớp 8
SGK GDCD Lớp 8