Bài 9. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
Bài 10. Công xã Pa-ri (năm 1871)
Bài 11. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
Bài 12. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
Bài 13. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
Bài 14. Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
Lời giải ý 1 - Mục 1
1. Nội dung câu hỏi
Hãy nêu những nét chính về bối cảnh lịch sử Đàng Ngoài của Đại Việt nửa đầu thế kỉ XVIII.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức mục 1 SGK trang 38.
3. Lời giải chi tiết
Bối cảnh bùng nổ phong trào nông dân
- Giữa thế kỉ XVIII, chính quyền phong kiến Đàng Ngoài rơi vào khủng hoảng trầm trọng:
+ Vua Lê bạc nhược, chúa Trịnh chỉ lo hưởng thụ, tận thu thuế, bóc lột nhân dân.
+ Sản xuất nông nghiệp đình đốn, thủ công nghiệp ngày càng sa sút, các đô thị suy tàn.
+ Đời sống nhân dân cơ cực.
=> Nông dân Đàng Ngoài vùng lên khởi nghĩa chống lại chính quyền.
Lời giải ý 2 - Mục 1
1. Nội dung câu hỏi
Dựa vào lược đồ 7.2, sơ đồ 7.3, hãy nêu những diễn biến chính của các cuộc khởi nghĩa. Tại sao các cuộc khởi nghĩa này lại thất bại?
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức mục 1 SGK trang 38.
3. Lời giải chi tiết
* Một số cuộc khởi nghĩa tiêu biểu
- Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất (1739 - 1769):
+ Địa bàn hoạt động: vùng Điện Biên, Tây Bắc
+ Kết quả: thất bại, nghĩa quân bị quân triều đình đàn áp.
- Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương (1740 - 1751):
+ Địa bàn hoạt động: Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang.
+ Kết quả: Năm 1751, Nguyễn Danh Phương bị bắt, khởi nghĩa thất bại.
- Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu (1741 - 1751):
+ Địa bàn hoạt động: Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An.
+ Kết quả: Năm 1751, quân Trịnh tấn công dồn dập, khởi nghĩa thất bại.
* Nguyên nhân thất bại của các cuộc khởi nghĩa:
- Tương quan lực lượng giữa các cuộc khởi nghĩa với chính quyền phong kiến Lê - Trịnh có sự chênh lệch.
- Các cuộc khởi nghĩa diễn ra lẻ tẻ, mang tính tự phát, thiếu sự liên kết với nhau để tạo thành một phong trào đấu tranh chung, rộng lớn và thống nhất ở cả Đàng Ngoài.
Bài giảng ôn luyện kiến thức giữa học kì 1 môn Địa lí lớp 8
Bài 16
Chương III. Khối lượng riêng và áp suất
SGK Toán 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống tập 2
SBT Ngữ văn 8 - Chân trời sáng tạo tập 1
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 8
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử và Địa lí 8 - Cánh Diều
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Cánh Diều
SGK Lịch sử và Địa lí 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống 1
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử và Địa lí 8
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 8