Bài 9. Các nước Anh, Pháp, Đức, Mỹ chuyển sang giai đoạn chủ nghĩa đế quốc
Bài 10. Công xã Pa-ri (năm 1871)
Bài 11. Phong trào công nhân và sự ra đời của chủ nghĩa Mác
Bài 12. Chiến tranh thế giới thứ nhất (1914 - 1918)
Bài 13. Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917
Bài 14. Sự phát triển của khoa học, kĩ thuật, văn học, nghệ thuật trong các thế kỉ XVIII - XIX
1. Nội dung câu hỏi
Em hãy nêu một số nét chính về nguyên nhân và diễn biến của Cách mạng tháng Mười Nga.
2. Phương pháp giải
Dựa vào kiến thức mục SGK trang 57.
3. Lời giải chi tiết
- Nguyên nhân dẫn đến cách mạng tháng Mười Nga:
+ Sau cách mạng tháng Hai, chế độ quân chủ chuyên chế ở Nga đã bị lật đổ, nhưng những vấn đề về “hoà bình, ruộng đất, bánh mì, tự do” của nhân dân Nga vẫn không được đáp ứng.
+ Mặt khác, sau Cách mạng tháng Hai, hai chính quyền đại diện cho lợi ích của các giai cấp khác nhau được thành lập và tồn tại song song ở Nga, đó là: Chính phủ lâm thời của giai cấp tư
sản và Xô viết của đại biểu công nhân và binh lính.
=> Vấn đề cấp bách đặt ra cho nước Nga: chấm dứt tình trạng hai chính quyền song song tồn tại; đưa đất nước ra khỏi cuộc chiến tranh đế quốc và tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa.
+ Trước tình hình đó, Lê-nin và đảng Bôn-sê-vích đã chuẩn bị kế hoạch tiếp tục làm cách mạng nhằm lật đổ Chính phủ tư sản lâm thời, giành chính quyền về tay người lao động.
- Diễn biến chính của Cách mạng tháng Mười Nga:
+ Tháng 7/1917, sau khi Chính phủ tư sản lâm thời công khai đàn áp các phong trào quần chúng, Đảng Bôn-sê-vích quyết định tiến hành khởi nghĩa vũ trang.
+ Tháng 10/1917, các đội Cận vệ đỏ được thành lập.
+ Đêm 24/10/1917 (tức ngày 6/11), dưới sự chỉ huy trực tiếp của Lê-nin, quân khởi nghĩa đã chiếm được nhiều vị trí then chốt ở thủ đô Pê-tơ-rô-grát
+ Đêm 25/10/1917 (tức ngày 7/11), Cung điện Mùa Đông bị chiếm, Chính phủ tư sản lâm thời sụp đổ. Ngay trong đêm 25/10/1917 , Đại hội Xô viết toàn Nga lần thứ hai khai mạc. Chính
quyền Xô viết thành lập tại Pê-tơ-rô-grát.
+ Đầu năm 1918, cách mạng giành thắng lợi hoàn toàn trên toàn nước Nga.
Bài 10: Tự lập
Chương VIII. Sinh vật và môi trường
Bài 9. Phòng ngừa tai nạn vũ khí, cháy, nổ và các chất độc hại
Phần Địa lí
Bài 19
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 8
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Chân trời sáng tạo
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống
SGK Lịch sử và Địa lí 8 - Cánh Diều
SBT Lịch sử và Địa lí 8 - Cánh Diều
SGK Lịch sử và Địa lí 8 - Kết nối tri thức với cuộc sống 1
Tổng hợp Lí thuyết Lịch sử và Địa lí 8
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 8