Trả lời câu hỏi - Mục 1 phần a trang 61

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Lời giải ý 1
Lời giải ý 2
Lời giải ý 3

Em hãy đọc các thông tin, trường hợp sau để trả lời câu hỏi:

Lựa chọn câu hỏi để xem giải nhanh hơn
Lời giải ý 1
Lời giải ý 2
Lời giải ý 3

Lời giải ý 1

1. Nội dung câu hỏi

Từ thông tin 3, em có nhận xét gì về việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở nước ta?

 

2. Phương pháp giải

Đọc thông tin 3 và nhận xét về việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở nước ta.

 

3. Lời giải chi tiết 

- Trong thông tin 3 cho thấy, nước ta rất chú trọng đến việc thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị, thể hiện qua thực tế là: Tại tất cả các cơ quan quyền lực của nhà nước từ trung ương đến địa phương đều có một tỉ lệ nữ đại biểu nhất định và đạt ở mức cao trên thế giới.

- Tuy nhiên, tỉ lệ này vẫn chưa tương xứng so với tỉ lệ nữ trong dân số và chưa đạt được mức mà nhà nước mong muốn, do đó: trong thời gian tới nhà nước ta vẫn tiếp tục chú trọng thực hiện bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị để đảm bảo tỉ lệ nữ trong các cơ quan nhà nước cao hơn so với hiện nay.

Lời giải ý 2

1. Nội dung câu hỏi

Ở trường hợp 4, theo em hành vi của ông N có vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị không? Hậu quả mà ông N có thể phải chịu trách nhiệm khi thực hiện hành vi này là gì? Vì sao?

 

2. Phương pháp giải

- Đọc trường hợp 4 để nhận xét về hành vi của ông N.

- Nêu được hậu quả mà ông N có thể phải chịu trách nhiệm khi thực hiện hành vi đó. Giải thích.

 

3. Lời giải chi tiết 

Theo quy định tại Điều 6 Nghị định số 125/NĐ-CP ngày 18/12/2021 của Chính phủ quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới thì hành vi của ông N đã vi phạm pháp luật về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị vì ông đã xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người được giới thiệu ứng cử đại biểu Hội đồng nhân dân là chị M. Ông N có thể bị phạt tiền từ 2 triệu đến 3 triệu đồng vì hành vi này.

Lời giải ý 3

1. Nội dung câu hỏi

Em hãy lấy ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính tri ở nước ta hiện nay.

 

2. Phương pháp giải

Lấy được ví dụ trong thực tiễn về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính tri ở nước ta hiện nay.

 

3. Lời giải chi tiết 

Một số ví dụ về bình đẳng giới trong lĩnh vực chính trị ở nước ta:

- Ngày 31/3/2016, tại Kỳ họp thứ 11, Quốc hội khóa XIII, bà Nguyễn Thị Kim Ngân được bầu làm Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chủ tịch Hội đồng bầu cử quốc gia. Bà trở thành nữ chính khách Việt Nam đầu tiên giữ các cương vị này, đồng thời cũng là người đầu tiên thực hiện quy định tuyên thệ khi nhậm chức.

- Ngày 26/7/2021, tại Kỳ họp thứ nhất, Quốc hội khóa XV, bầ Võ Thị Ánh Xuân được bầu giữ chức Phó Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Fqa.vn
Bình chọn:
0/5 (0 đánh giá)
Bình luận (0)
Bạn cần đăng nhập để bình luận
FQA.vn Nền tảng kết nối cộng đồng hỗ trợ giải bài tập học sinh trong khối K12. Sản phẩm được phát triển bởi CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ GIA ĐÌNH (FTECH CO., LTD)
Điện thoại: 1900636019 Email: info@fqa.vn
Location Địa chỉ: Số 21 Ngõ Giếng, Phố Đông Các, Phường Ô Chợ Dừa, Quận Đống Đa, Thành phố Hà Nội, Việt Nam.
Tải ứng dụng FQA
Người chịu trách nhiệm quản lý nội dung: Nguyễn Tuấn Quang Giấy phép thiết lập MXH số 07/GP-BTTTT do Bộ Thông tin và Truyền thông cấp ngày 05/01/2024
Copyright © 2023 fqa.vn All Rights Reserved
gift-box
survey
survey
Đặt câu hỏi