Bài 14. Nhà nước Văn Lang, Âu Lạc
Bài 15. Đời sống của người việt thời kì Văn Lang, Âu Lạc
Bài 16. Chính sách cai trị của phong kiến phương bắc và sự chuyển biến của việt nam thời kì Bắc thuộc
Bài 17. Đấu tranh bảo tồn và phát triển văn hóa dân tộc thời Bắc thuộc
Bài 18. Các cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc trước thế kỉ X
Bài 19. Bước ngoặt lịch sử đầu thế kỉ X
Bài 20. Vương quốc Chăm-pa từ thế kỉ II đến thế kỉ X
Bài 21. Vương quốc Phù Nam
Câu 1
Những câu thơ trích trong Thiên Nam ngữ lục cho em biết thông tin gì về nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng?
“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin đem lại nghiệp xưa họ Hùng.
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẹn vẹn sở công lênh này.”
(Thiên Nam ngữ lục, thế kỉ XVII)
Phương pháp giải:
Đọc thông tin mục 1
Lời giải chi tiết:
Nguyên nhân của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
+ Phải trả được mối thù của đất nước
+ Muốn khôi phục, giành lại được đất nước mà các vua Hùng đã dựng nên.
+ Trả thù cho chồng Trưng Trắc là Thi Sách.
+ Muốn cống hiến sức mình cho đất nước.
Câu 2
Dựa vào lược đồ 18.2, em hãy trình bày diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng.
18.2. Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng
Phương pháp giải:
Đọc tư liệu 18.2 và thông tin mục 1
Lời giải chi tiết:
- Diễn biến cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng:
+ Hai Hà Trưng là Trưng Trắc và Trưng Nhị phất cờ khởi nghĩa vào mùa xuân năm 40 tại Hát Môn (nay là xã Hát Môn – Phúc Thọ – Hà Nội).
+ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng bùng nổ và thu hút được hào kiệt khắp nơi về gia nhập. Nghĩa quân đã nhanh chóng đánh bại được quân nhà Hán, làm chủ Mê Linh, rồi tiến về Cổ Loa và Luy Lâu.
+ Quan thái thú Tô Định bỏ thành, chạy trốn về Nam Hải. Quân Hán ở các quận huyện khác cũng gặp thất bại.
+ Cuộc khởi nghĩa của Hai Bà Trưng năm 40 đến đây đã dành được thắng lợi hoàn toàn
+ Năm 42, nhà Hán đưa 2 vạn quân sang xâm lược. Hai Bà Trưng tổ chức kháng chiến anh dũng nhưng thất bại.
Câu 3
Tìm những cụm từ và câu thể hiện ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong tư liệu 18.3.
Đại Việt sử kí toàn tư chép rằng: “Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà, ho một tiếng mà các quận Giao Chỉ, Cửu Chân, Nhật Nam, Hợp Phố cùng 65 thành trì ở Lĩnh ngoại đều hưởng ứng, việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay, có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương…”
(Đại Việt sử kí toàn thư, tập I)
NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1998, tr.156-157)
Phương pháp giải:
Đọc tư liệu 18.3
Lời giải chi tiết:
Những cụm từ và câu thể hiện ý nghĩa của khởi nghĩa Hai Bà Trưng trong tư liệu 18.3: " Trưng Trắc, Trưng Nhị là đàn bà", " việc dựng nước xưng vương dễ như trở bàn tay"," có thể thấy hình thế đất Việt ta đủ dựng được nghiệp bá vương".
Chủ đề 8. Mĩ thuật thời kì cổ đại
BÀI 12
Unit 3. My Friends
Unit 8. The World around Us
CHƯƠNG 1 - NHÀ Ở
SGK Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều Lớp 6
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Kết nối tri thức
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Cánh Diều
Đề thi, kiểm tra Lịch sử và Địa lí - Chân trời sáng tạo
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Địa lí lớp 6
Bài giảng ôn luyện kiến thức môn Lịch sử lớp 6
SGK Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - KNTT Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - Cánh diều Lớp 6
SBT Lịch sử và Địa lí - CTST Lớp 6